Đề kiểm tra lần 3 môn Hóa 12 năm 2019 -2020 Trường...
- Câu 1 : Để bảo vệ kim loại kiềm cần phải :
A. Ngâm chúng trong rượu
B. Ngâm chúng trong dầu hoả.
C. Giữ chúng trong lọ đậy nắp kín.
D. Ngâm chúng vào nước
- Câu 2 : Criolit Na3AlF6 thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 để sxuất Al nhằm mục đích chính nào sau đây?
A. Thu được Al nguyên chất
B. Cho phép điện phân Al2O3 ở nhiệt độ thấp hơn
C. Tăng độ tan của Al2O3
D. Phản ứng với oxi trong Al2O3
- Câu 3 : Cho Bari vào các dd sau: NaHCO3; CuSO4; (NH4)2CO3 ; NaNO3 , NH4Cl; FeCl2, KHSO4. Số trường hợp xuất hiện kết tủa là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 4 : Trộn 5,4g Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dd H2SO4 loãng, dư thì thu được 5,376 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là?
A. 62,5%
B. 20%
C. 60%
D. 80%
- Câu 5 : Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí bay ra.
B. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần
C. bọt khí và kết tủa trắng.
D. kết tủa trắng xuất hiện.
- Câu 6 : Cho 200 ml dung dịch chứa KOH 0,9M và Ba(OH)2 0,2M trộn lẫn với 100 mL dung dịch chứa H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 14,00 gam
B. 12,44 gam
C. 10,88 gam
D. 9,32 gam
- Câu 7 : Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
- Câu 8 : Chọn câu không đúng
A. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
D. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Câu 9 : Thường khi bị gãy tay, chân …người ta dùng hoá chất nào sau đây để bó bột ?
A. CaCl2
B. CaCO3
C. BaSO4
D. CaSO4.H2O
- Câu 10 : Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 1
B. 5
C. 3
D. 4
- Câu 11 : Cho các chất: AlCl3, Al2O3,NaHCO3, Al(OH)3,Ca(OH)2, Al, HCl.Số chất có tính lưỡng tính là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 12 : Cho 23 gam Na vào 500 gam nước thu được dung dịch X và H2, coi nước bay hơi không đáng kể . Tính nồng độ C% của dung dịch X. Hãy chọn đáp án đúng, chính xác nhất
A. 7,6628%
B. 7,6482%
C. 8%
D. 7,6815%
- Câu 13 : Có những chất: NaCl , Ca(OH)2 , Na2CO3 , HCl .Chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời:
A. HCl
B. Ca(OH)2 và Na2CO3
C. Ca(OH)2
D. Na2CO3
- Câu 14 : Cho chuỗi chuyển hóa: X → AlCl3 → Y→ Z → X ( + NaOH) → E .X, Y, Z, E lần lượt là
A. Al, Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3
B. Al, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2.
C. Al(OH)3, Al, Al2O3, NaAlO2
D. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2.
- Câu 15 : Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhóm IIA ,thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít H2 (đkc). Hai kim loại là
A. Sr và Ba
B. Be và Mg
C. Mg và Ca
D. Ca và Sr
- Câu 16 : Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng ?
A. 3MgSO4 + 2Na3PO4 → Mg3(PO4)2 +3Na2SO4
B. Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2→ 2CaCO3 + H2O
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
D. K2CO3 +2NaCl → 2KCl + Na2CO3
- Câu 17 : Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. KCl.
B. CaCl2.
C. KOH.
D. NaNO3.
- Câu 18 : Để điều chế K, Ca, Al người ta sử dụng phương pháp nào sau đây:
A. Điện phân dung dịch
B. Điện phân nóng chảy.
C. Thủy luyện.
D. Nhiệt luyện.
- Câu 19 : Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 bằng lượng dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là:
A. 400 ml
B. 800 ml
C. 200 ml
D. 500 ml
- Câu 20 : Hỗn hợp X gồm K và Al. m (gam) X tdụng với nước dư được 5,6 lít khí. Mặt khác, m (gam) X tác dụng với ddịch Ba(OH)2 dư thu được 8,96 lít khí. (Các phứng đều xảy ra htoàn, các thể tích khí đo ở đktc). m có giá trị là:
A. 16gam.
B. 18gam.
C. 10,95gam
D. 12,8gam.
- Câu 21 : Sục 13,44 lít CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M . Sau phản ứng thu được m1 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 200ml dung dịch BaCl2 1,2M; KOH 1,5M thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m2 :
A. 47,28 gam
B. 66,98 gam
C. 39,4 gam
D. 59,1 gam
- Câu 22 : Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 10
B. 5
C. 6
D. 4
- Câu 23 : Nung hhợp bột gồm 18,24 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phứng hoàn toàn, thu được 27,96 gam hhợp rắn X. Cho toàn bộ hhợp X phản ứng với NaOH (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 9,408.
B. 5,376.
C. 4,032.
D. 12,96.
- Câu 24 : Câu nào không đúng trong số các câu sau ?
A. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng oxit sắt bằng than cốc trong lò cao.
B. Thép là hợp kim của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm 2 – 5% khối lượng.
C. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa tạp chất (C, Si, Mn, S, P…)thành oxit, nhằm giảm hàm lượng của chúng.
D. Gang là hợp chất của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm 2 – 5% khối lượng.
- Câu 25 : Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 25.
B. 26.
C. 27.
D. 24.
- Câu 26 : Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO duy nhất. Giá trị m là
A. 8g.
B. 6,8g.
C. 8,2g.
D. 7,2g.
- Câu 27 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất HH của Fe và Cr
A. Fe và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỷ lệ mol
B. Fe có tính khử mạnh hơn Cr
C. Fe và Cr đều thụ động hoá trong dd H2SO4 đặc nguội
D. Fe và Cr đềun không tác dụng với dung dịch NaOH.
- Câu 28 : Nung một mẫu thép thường có khối lượng 200g trong lượng khí oxi dư, thấy có thoát ra. Sục lượng khí này vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 6g kết tủa. Thành phần phần trăm cacbon trong mẫu thép là
A. 0,48%.
B. 0,36%.
C. 8,4%.
D. 0,62%
- Câu 29 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn –Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. II, III và IV.
B. I, III và IV.
C. I, II và IV.
D. I, II và III.
- Câu 30 : Vị trí của Fe trong BTH là
A. ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 4.
B. ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 3.
C. ô số 24, nhóm VIB, chu kì 4.
D. ô số 26, nhóm VIIIA, chu kì 4.
- Câu 31 : Cho Fe3O4 vào dd H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Trong các hóa chất sau: AgNO3, KMnO4, CuSO4, Cu, KNO3, K2SO4. Số chất tác dụng với dung dịch X là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
- Câu 32 : Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra sản phẩm khí (chứa nitơ) là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
- Câu 33 : Cho a gam hh Fe,Cu( trong đó Cu chiếm 44% về khối lượng) vào 500ml dung dịch HNO3, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất), chất rắn còn lại có khối lượng 0,12a gam và dd X. Giá trị a là
A. 30
B. 15
C. 20
D. 25
- Câu 34 : Cho sắt lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc nóng (dư). Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
- Câu 35 : Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Manhetit chứa Fe3O4
B. Pirit chứa FeS2
C. Hematit nâu chứa Fe2O3
D. Xiđerit chứa FeCO3
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein