Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : Kiểm tra công trình hàng hải có những hình thức nào sau đây?
A. Kiểm tra thường xuyên
B. Kiểm tra định kỳ
C. Kiểm tra đột xuất
D. Tất cả các loại hình kiểm tra nêu trên
- Câu 2 : Kiểm tra định kỳ công trình hàng hải được thực hiện khi nào?
A. Theo các định kỳ thời hạn nhất định trong năm trong quá trình khai thác
B. Theo định kỳ một số năm khai thác nhất định
C. Khi có tác động bất thường trong khai thác (đâm va, hỏa hoạn, bão, lũ động đất...)
D. Khi xảy ra bất kỳ trường hợp nêu trên trong khai thác
- Câu 3 : Khi công trình hàng hải bị hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận, cần phải tiến hành cấp bảo trì nào?
A. Duy tu, bảo dưỡng
B. Sửa chữa nhỏ
C. Sửa chữa vừa
D. Sửa chữa lớn
- Câu 4 : Trách nhiệm lập quy trình bảo trì hàng hải thuộc về tổ chức nào?
A. Nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu cung cấp thiết bị (nếu có)
B. Nhà thầu tư vấn giám sát công trình
C. Nhà thầu xây dựng công trình
D. Nhà thầu xây dựng công trình lập và Nhà thầu tư vấn giám sát kiểm tra
- Câu 5 : Khi công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế, cơ quan quản lý công trình phải thực hiện các công việc nào sau đây?
A. Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình
B. Sửa chữa công trình nếu có hư hỏng để bảo đảm công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình; hoặc tự quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình có quy mô nhỏ (cấp III, cấp IV)
C. Báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) để xem xét, chấp thuận việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế đối với công trình từ cấp II trở lên, công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng
D. Phải thực hiện tất cả các công việc nêu trên
- Câu 6 : Khi phát hiện công trình hàng hải không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cơ quan quản lý công trình phải thực hiện các việc nào sau đây:
A. Kiểm tra công trình hoặc kiểm định chất lượng công trình
B. Thực hiện các biện pháp an toàn: hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản (nếu cần thiết) để bảo đảm an toàn và báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước
C. Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng công trình khẩn cấp
D. Thực hiện tất cả các công việc nêu trên
- Câu 7 : Quan trắc công trình bến dạng cầu tàu liền bờ trong thi công bao gồm các nội dung nào trong các trường hợp dưới đây?
A. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc chuyển dịch ngang của nền bãi sau bến và kết cấu công trình
B. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc lún của nền bãi sau bến và kết cấu công trình
C. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc lún và chuyển dịch ngang nền bãi, quan trắc lún và chuyển dịch ngang của kết cấu công trình
D. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc lún và chuyển dịch ngang của nền bãi sau bến, lún của kết cấu công trình
- Câu 8 : Quan trắc công trình bến dạng cầu tàu liền bờ trong khai thác bao gồm các nội dung nào trong các trường hợp dưới đây?
A. Quan trắc chuyển dịch ngang của bãi sau bến và kết cấu công trình
B. Quan trắc lún của bãi sau bến và kết cấu công trình
C. Quan trắc lún của bãi, chuyển dịch của ngang bãi và kết cấu công trình
D. Quan trắc lún và chuyển dịch ngang của bãi sau bến và kết cấu công trình
- Câu 9 : Quan trắc công trình bến dạng tường cừ trong thi công bao gồm các nội dung nào phù hợp trong các trường hợp dưới đây?
A. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của kết cấu neo
B. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của tường cừ và kết cấu neo
C. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của tường cừ và kết cấu neo, độ lún của tường cừ và nền bãi sau tường cừ
D. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của tường cừ và kết cấu neo, biến dạng của tường cừ, lún nền bãi sau tường cừ
- Câu 10 : Quan trắc đê chắn sóng trọng lực thùng chìm trong thi công bao gồm các nội dung nào phù hợp trong các trường hợp dưới đây?
A. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí và cao độ lắp đặt khối trọng lực
B. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí, cao độ lắp đặt và chuyển dịch ngang của khối trọng lực
C. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí, cao độ lắp đặt, chuyển dịch ngang, độ nghiêng và lún của khối trọng lực
D. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí, cao độ lắp đặt, chuyển dịch ngang và lún của khối trọng lực
- Câu 11 : Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép về độ dốc ngang và độ dốc siêu cao của đường cấp IV, V, VI là bao nhiêu.
A. ± 0,2 %
B. ± 0,3 %
C. ± 0,4 %
D. ± 0,5 %
- Câu 12 : Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép về độ dốc ngang và độ dốc siêu cao là bao nhiêu.
A. ± 0,3 % đối với đường cao tốc và đường cấp I, II và ± 0,5 % đối với đường cấp III, IV, V, VI.
B. ± 0,3 % đối với tất cả các cấp đường.
C. ± 0,5 % đối với tất cả các cấp đường.
D. ± 0,3 % đối với đường cao tốc và đường cấp I, II, III và ± 0,5 % đối với đường cấp IV, V, VI.
- Câu 13 : Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép của vị trí trục tim tuyến đường là bao nhiêu.
A. Không quá 50 mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II, III và không quá 100 mm đối với đường cấp IV, V, VI.
B. Không quá 50 mm đối với tất cả các cấp đường.
C. Không quá 100 mm đối với tất cả các cấp đường.
D. Không quá 50 mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II và không quá 100 mm đối với đường cấp III, IV, V, VI.
- Câu 14 : Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép về cao độ tại trục tim tuyến của nền đường đắp không phải bằng đá là bao nhiêu.
A. (+10; -15) mm đối với tất cả các cấp đường.
B. (+10; -20) mm đối với tất cả các cấp đường.
C. (+10; -15) mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II, III và (+10; -20) mm đối với đường cấp IV, V, VI.
D. (+10; -15) mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II và (+10; -20) mm đối với đường cấp III, IV, V, VI.
- Câu 15 : Trong phạm vi nền đường từ đáy kết cấu áo đường xuống 30cm, vật liệu đắp nền cho đường cao tốc, đường cấp I, cấp II phải có sức chịu tải CBR ở độ chặt yêu cầu tối thiểu là bao nhiều.
A. 6 %
B. 7 %
C. 8 %
D. 9 %
- Câu 16 : Trong phạm vi nền đường từ đáy kết cấu áo đường xuống 30cm, vật liệu đắp nền cho đường cấp III, cấp IV có sử dụng mặt đường cấp cao A1 phải có sức chịu tải CBR ở độ chặt yêu cầu tối thiểu là bao nhiều.
A. 5 %
B. 6 %
C. 7 %
D. 8 %
- Câu 17 : Khe hở tối đa cho phép dưới thước 3 m khi nghiệm thu độ bằng phẳng của lớp móng trên cấp phối đá dăm là bao nhiêu:
A. 3 mm
B. 5 mm
C. 7 mm
D. 10 mm
- Câu 18 : Khe hở tối đa cho phép dưới thước 3 m khi nghiệm thu độ bằng phẳng của lớp móng dưới cấp phối đá dăm là bao nhiêu:
A. 3 mm
B. 5 mm
C. 7 mm
D. 10 mm
- Câu 19 : Sai số cho phép về độ dốc ngang của lớp móng trên cấp phối đá dăm được quy định bằng bao nhiêu
A. ± 0,2 %
B. ± 0,3 %
C. ± 0,4 %
D. ± 0,5 %
- Câu 20 : Sai số cho phép về chiều dày của lớp móng trên cấp phối đá dăm được quy định bằng bao nhiêu
A. ± 3 mm
B. ± 5 mm
C. ± 7 mm
D. ± 10 mm
- Câu 21 : Sai số cho phép về chiều rộng của lớp móng trên cấp phối đá dăm được quy định bằng bao nhiêu
A. ± 30 mm
B. ± 50 mm
C. ± 70 mm
D. - 50 mm
- Câu 22 : Giới hạn dẻo và giới hạn chảy của cấp phối thiên nhiên được tiến hành thí nghiệm với phần vật liệu lọt sàng nào dưới đây:
A. Sàng 2,36 mm
B. Sàng 4,75 mm
C. Sàng 0,425 mm
D. Sàng 1,18 mm
- Câu 23 : Sai số về chiều rộng của lớp cấp phối thiên nhiên khi làm lớp mặt đường ô tô được quy định như thế nào.
A. ± 5 cm
B. ± 7 cm
C. ± 10 cm
D. ± 15 cm
- Câu 24 : Chỉ tiêu nào dưới đây thông thường không được sử dụng để đánh giá chất lượng của lớp móng cấp phối gia cố xi măng
A. Độ chặt sau khi lu lèn
B. Cường độ chịu kéo uốn
C. Cường độ chịu nén
D. Cường độ ép chẻ
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4