Trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động đề số 15 (có...
- Câu 1 : Tác động kích thích của hóa chất đối với cơ thể thường gây ra:
A. Kích thích đối với da
B. Kích thích đối với đường hô hấp
C. Kích thích đối với mắt
D. Cả a, b và c đều đúng
- Câu 2 : Hóa chất thường gây tác hại tới hệ thống các cơ quan nào của cơ thể:
A. Gây tác hại cho thận
B. Gây tác hại cho hệ thần kinh
C. Bệnh bụi phổi
D. Tất cả đều đúng
- Câu 3 : Lợi ích chính của công tác kiểm toán giảm thiểu hóa chất thải là:
A. Giảm tổn hại tiềm ẩn do sản xuất gây ra cho môi trường
B. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư và người lao động, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường
C. Giảm lợi nhuận
D. a và b đúng
- Câu 4 : Các phương pháp xử lý hóa chất thải thông dụng thường dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp hấp thụ bằng vật liệu hấp thụ
B. Phương pháp nhiệt
C. Phương pháp xử lý sinh học
D. Tất cả đều đúng
- Câu 5 : Người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ các thông tin gì cho người lao động làm việc với hóa chất:
A. Cần chỉ dẫn, đào tạo, huấn luyện
B. Cung cấp phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với công việc cho người lao động
C. Thực hiện quy trình an toàn trong thiết kế, lắp đặt, chạy thử
D. a, b đúng
- Câu 6 : Việc xử lý các hóa chất thải xuất phát từ việc nào được coi là đầu tiên:
A. Lấy mẫu phân tích
B. Hiểu nguồn gốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường
C. Xác định lượng chất thải và lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp theo định chế Quốc tế và Việt Nam về bảo vệ Môi trường
D. Kinh phí đầu tư cho phép
- Câu 7 : Phương tiện vận tải được phép chuyên chở hóa chất là:
A. Tàu tự hành
B. Xe chuyên dụng
C. Xe tải kín
D. Phương tiện có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phù hợp với loại, nhóm hàng chuyên chở
- Câu 8 : Trang thiết bị bảo vệ người làm công tác vận tải hóa chất phải bảo đảm nguyên tắc là:
A. Bền, đẹp
B. Không cháy
C. Cách nhiệt
D. Toàn thân được bảo vệ
- Câu 9 : Người làm công tác vận tải hóa chất sử dụng trang thiết bị bảo vệ khi:
A. Mọi lúc, mọi nơi
B. Bất kỳ công việc nào có thể tạo ra nguy hiểm cho người lao động
C. Chỉ khi xếp hàng
D. Chỉ khi dỡ hàng
- Câu 10 : Bình bọt dùng để chữa cháy tốt nhất cho loại đám cháy:
A. Thiết bị điện (Đám cháy loại E)
B. Đám cháy khi và hơi (Đám cháy loại C)
C. Kim loại cháy được (Đám cháy loại D)
D. Xăng dầu, mỡ và chất lỏng cháy được ( Đám cháy loại B)
- Câu 11 : Luật PCCC được Quốc hội khóa X nước CHXHCN Việt Nam thông qua vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 29/6/2001
B. Ngày 30/6/2001
C. Ngày 29/6/2002
D. Ngày 30/6/2002
- Câu 12 : Đội PCCC cơ sở là đội như thế nào?
A. Gồm những người tham gia hoạt động sản xuất tại cơ sở
B. Là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại cơ sở
C. Gồm những người tham gia chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở
D. Là tổ chức gồm những người quản đốc, tổ trưởng sản xuất, dân phòng tại cơ quan, xí nghiệp
- Câu 13 : Những đối tượng nào phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của mình?
A. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh
B. Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ
D. Cơ quan, xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ
- Câu 14 : Trong lĩnh vực xây dựng, Luật PCCC quy định hành vi nào bị nghiêm cấm?
A. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có thiết kế về PCCC
B. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về PCCC
C. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ gần các nhà và công trình công cộng
D. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có trang bị phương tiện PCCC
- Câu 15 : Luật PCCC quy định trong hoạt động PCCC nhiệm vụ nào là chính?
A. Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa làm chính
B. Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính
C. Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính
D. Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính
- Câu 16 : Đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy và chữa cháy được qui định tại Điều 2 như thế nào?
A. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trong và ngoài nước
C. Tất cả các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam
D. Tất cả các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
- Câu 17 : Luật PCCC giải thích “Chữa cháy” như thế nào?
A. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác liên quan đến chữa cháy
B. Gồm các công việc tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy
C. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, chống cháy lan, cứu người, cứu tài sản
D. Câu B và C đúng
- Câu 18 : Luật PCCC quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy?
A. Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy
B. Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy
C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy
D. Tất cả đều đúng
- Câu 19 : Luật PCCC qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì?
A. Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt
B. Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh
C. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy
D. Định kỳ tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC
- Câu 20 : Tại khoản 4 điều 22 của Luật PCCC quy định: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về hàng hoá, vật tư nguy hiểm về cháy, nổ cần có điều kiện an toàn PCCC gì?
A. Phải in các thông số kỹ thuật, bản hướng dẫn an toàn về PCCC, phải trang bị phương tiện chữa cháy
B. Phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hóa, bản hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếng việt, phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy
C. Phải in thông số kỹ thuật, bảng hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếng Việt
D. Cả a và b đúng
- Câu 21 : Khái niệm “cháy” được hiểu như thế nào?
A. Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
C. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
D. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.
- Câu 22 : Giải thích “Chất nguy hiểm về cháy, nổ” như thế nào?
A. Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ
B. Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ
C. Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ
D. Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng
- Câu 23 : Giải thích Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ như thế nào?
A. Là cơ sở có một số lượng nhất định nguy hiểm về cháy, nổ, theo quy định của chính phủ
B. Là cơ sở có chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, có khả năng xảy ra cháy lớn
C. Là cơ sở chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, và được sắp xếp, bảo quản không đảm bảo an toàn về PCCC
D. Là cơ sở có nhiều chất lỏng dễ cháy, nổ
- Câu 24 : Quy định về phòng cháy đối với trụ sở làm việc, kho lưu trữ như thế nào?
A. Có phương án chữa cháy,có nội quy, quy định về an toàn PCCC có hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC, có biện pháp về phòng cháy, có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở
B. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo an toàn PCCC. Có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khi rời nơi làm việc
C. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo gọn gàng ngăn nắp và phải trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định
D. 3 câu a, b, c đều đúng
- Câu 25 : Các hành vi nào sau đây vi phạm quy định về việc quản lý, bảo quản và sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ?
A. Sử dụng kho, thiết bị chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định
B. Sử dụng thiết bị, phương tiện chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ chưa được kiểm định hoặc đã hết hạn sử dụng theo quy định. Bố trí, sắp xếp chất nguy hiểm về cháy, nổ không theo từng nhóm riêng theo quy định
C. Câu A và B sai
D. Câu A và B đúng
- Câu 26 : Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là biện pháp cơ bản trong chữa cháy?
A. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy
B. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan
C. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy
D. Cả 3 câu đều đúng
- Câu 27 : Tốc độ lan truyền ngọn lửa trong quy trình cháy được xem là bình thường:
A. 15 ÷ 35 m/giây
B. U > 35 m/giây
C. U > 55 m/giây
D. U
- Câu 28 : Điều kiện cần thiết cho quy trình cháy:
A. Chất cháy, chất ôxy hóa và mồi bắt cháy (nguồn nhiệt)
B. Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy
C. Thời gian cảm ứng của quy trình tự bốc cháy
D. Tất cả đều đúng
- Câu 29 : Các biện pháp quản lý phòng chống cháy nổ ở các cơ sở thường là:
A. Biện pháp kỹ thuật công nghệ
B. Biện pháp tổ chức
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4