Trắc nghiệm Giải phẫu đại cương - Đề số 22
- Câu 1 : Các thành phần của một khớp động là:
A. Diện khớp có sụn khớp
B. Bao khớp với 2 màng: Màng sợi và màng hoạt dịch
C. Các dây chằng
D. Tất cả đều đúng
- Câu 2 : Khớp vai là một khớp:
A. Bán động
B. Lồi cầu
C. 1 trục
D. Chỏm
- Câu 3 : Sụn chêm:
A. Bọc các mật khớp
B. Có ở các khớp phức hợp
C. Có ở các khớp mà 2 mặt khớp cùng lồi hoặc cùng lõm
D. B và C đúng
- Câu 4 : Sự tồn tại lỗ thông liên nhĩ là do:
A. Sự tiêu đi của phần giữa vách thứ phát
B. Sự tiêu đi của phần giữa vách nguyên phát
C. Sự phát triển không đầy đỏ của vách thứ phát
D. Câu a,b đúng
- Câu 5 : Sự tồn tại lỗ thông liên thất thường:
A. Ở phần màng vách gian thất
B. Ở phần cơ vách gian thất
C. Do sự phát triển không đầy đủ của vách gian thất nguyên thủy, phần gần của vách hành, phần giữa của chồi trong tim
D. Câu A, c đúng
- Câu 6 : Máu của thai:
A. Trộn lẫn giữa máu đỏ và máu đen nhiều lần
B. Đỏ nhất d phần đầu của thai
C. Trao đổi khí ỗ nhau thai
D. Tất cả đều đúng
- Câu 7 : Các khoang chứa máu trong vật hang và vật xôp dương vật là:
A. Mao mạch
B. Tiểu động mạch
C. Tiểu tĩnh mạch
D. Mô hang
- Câu 8 : Gan và tụy là 2 tạng:
A. Thuộc ống tiêu hóa
B. Thuộc hệ tiêu hóa
C. Vừa nội tiết vừa ngoại tiết
D. Câu B, C đúng
- Câu 9 : Động tác nuốt gồm:
A. Giai đoạn miệng, giai đoạn hầu và giai đoạn thực quản
B. Hoạt động theo ý muốn
C. Hoạt động theo phản xạ
D. Tất cả đều đúng
- Câu 10 : Hoạt lượng phổi là:
A. Lượng không khí lưu thông
B. Lượng không khí dự trữ
C. Lượng không khí phụ thêm
D. Tất cả đều sai
- Câu 11 : Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc hệ thống dẫn khí của hệ hô hấp:
A. Mũi, hầu
B. Phế nang
C. Thanh quản
D. Phế quản
- Câu 12 : Nước tiểu được hình thành thật sự từ:
A. Tiểu thể thận
B. Quai Henlé
C. Ống lượn
D. Đài thận
- Câu 13 : Đặc điểm cửa các tuyến nội tiết là:
A. Không có ống tiết
B. Chất tiết là hormon
C. Có nhiều mạch cấp huyết
D. Tất cả đều đúng
- Câu 14 : Thùy sau tuyến yên:
A. Có nguồn gốc từ ngoại bì của hầu
B. Có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh
C. Tiết ra vasopressine và ocytocine
D. Câu B và C đúng
- Câu 15 : Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc hệ nội tiết:
A. Tuyến ức, tuyến tùng
B. Các tiểu thể cảnh, chủ, cụt
C. Tuyến
D. Tuyến thượng thận
- Câu 16 : Đường dẫn truyền xúc giác ở cổ, thân, tứ chi gồm:
A. Một chặng ngoại biên mà thân nơ rôn ở hạch gai
B. Một chặng trung ương mà thân nơ rôn tạo nên nhân thon và nhân chêm ở hành não dưới
C. Một chặng trung ương mà thân nơ rôn ở đồi thị
D. A và B đúng
- Câu 17 : Đường dẫn truyền vận động có ý thức ở cổ, thân, tứ chi gồm:
A. Một chặng trung ương mà thân nơ rôn nằm ở hồi trước trung tâm
B. Một chặng ngoại biên mà thân nơ rôn nằm ở sừng trước tủy sống
C. 9/10 bắt chéo ở đầu dưới hành não để tạo thành bó tháp bên
D. Tất cả đều đúng
- Câu 18 : Bộ phận nhận cảm của một giác quan có thể gồm:
A. Một số tế bào đặc trưng cho từng giác quan
B. Các đầu tận cùng của các sợi thần kinh cảm giác
C. Các thân nơ rôn
D. Câu A, B đúng
- Câu 19 : Chức năng của da là:
A. Bảo vệ cơ thể
B. Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt
C. Cơ quan xúc giác
D. Tât cả đều đúng
- Câu 20 : Tác dụng của hố vẹt và hố mỏm khuỷu là:
A. Cố định các mỏm xương tương ứng (mỏm vẹt, mỏm khuỷu)
B. Bảo vệ các mỏm xương tương ứng
C. Nổi rộng biên độ gấp, duỗi khuỷu
D. Tăng cường độ vững chắc của khớp khuỷu
- Câu 21 : Chi tiết nào sau đây KHÔNG phải là của mạc ngực:
A. Bờ trên dính vào xương đòn
B. Bọc quanh cơ ngực lớn
C. Lá nông cho một trẽ, tạo thành mạc nông của nách
D. Lá sâu tạo nên mạc sâu của nách
- Câu 22 : Ống cánh tay tương đương với:
A. Tam giác đùi
B. Ống cơ khép
C. Ống đùi
D. Tam giác
- Câu 23 : Nói về cơ gấp các ngón nông ở cẳng tay, chi tiết nào sau đây SAI:
A. Gân gấp các ngón nông xếp thành 2 lớp
B. Gân ngón 3 và 4 xếp thành lớp sâu
C. Bó cho 2 ngón 2 và 5 là 1 cơ nhị thân có gân trung gian ở giữa
D. Các gân cơ gấp các ngón nông nằm sâu hơn và trong hơn thần kinh giữa ở 1/3 dưới cẳng tay
- Câu 24 : Động mạch trụ:
A. Chạy trước cơ gấp các ngón nông
B. Bắt chéo trước thần kinh giữa
C. Chạy giữa 2 bó cơ sấp tròn
D. Được cơ gấp cổ tay trụ che phủ từ chỗ nốì 1/3 trên và 1/3 giữa cẳng tay
- Câu 25 : Cơ nào sau đây vừa có động tác sấp cẳng tay, vừa có động tác ngửa cẳng tay:
A. Cơ ngửa
B. Cơ sấp vuông
C. Cơ cánh tay
D. Cơ cánh tay quay
- Câu 26 : Chi tiết nào sau đây KHÔNG đúng với vòm dọc bàn chân phần ngoài:
A. Ít lõm hơn vòm dọc bàn chân phần trong
B. Chịu đựng sức nặng cơ thể khi chạy nhảy và di chuyển
C. Tạo nên bởi xương gót, xương hộp và 2 xương bàn chân IV và V
D. Ít dẻo dai hơn phần trong vòm dọc bàn chân
- Câu 27 : Rãnh gót của xương gót:
A. Nằm giữa diện khớp sên trước và diện khớp sên giữa
B. Nằm giữa diện khớp sên giữa và diện khớp sên sau
C. Nằm giữa diện khớp gót sau và diện khớp gót giữa
D. Nằm giữa diện khớp gót trước và diện khớp gột giữa
- Câu 28 : Chi tiết nào sau đây KHÔNG tăng cường sự vững chắc của cổ xương đùi:
A. Hệ thống cung nhọn
B. Lớp vỏ xương đặc trên cổ
C. Hệ thông quạt chân đế
D. Lớp vỏ xương đặc của than xương
- Câu 29 : Vòm ngang gan chân có tác dụng:
A. Làm gan chân dẻo dai
B. Tạo màng bảo vệ cho gân, thần kinh và mạch máu ở gan chân
C. Làm tăng bề mặt tiếp xúc của gan chân với mặt đất
D. Câu a,b đúng
- Câu 30 : Chi tiết nào sau đây KHÔNG đúng với ống cơ khép:
A. Cơ giới hạn trước trong là cơ may và mạc rộng khép
B. Chứa động mạch đùi, tĩnh mạch đùi, thần kinh hiển và nhánh thần kinh đùi các cơ rộng
C. Trong ông cơ khép, động mạch đùi bắt chéo phía trước để đi vào trong tĩnh mạch đùi
D. Thân kinh hiển đi ra nông ở khoảng 1/3 dưới ống cơ khép
- Câu 31 : Thần kinh thẹn:
A. Chui ra và trở lại chậu hông ở khuyết ngồi lớn
B. Chui ra ồ khuyết ngồi lổn, chui vào chậu hông ở trên dây chằng cùng gai ngồi
C. Chui trở lại chậu hông dưới dây chằng cùng gai ngồi
D. Chui trở lại chậu hông dưới dây chằng cùng ụ ngồi
- Câu 32 : Ông răng cửa nằm ở:
A. Mặt dưới thái dương xương hàm trên
B. Mặt trước xương hàm trên
C. Mặt mũi xương hàm trên
D. Một đáp án khác
- Câu 33 : Đường thẳng ngang sau ở mặt dưới xương sọ (qua 2 mỏm chũm) KHÔNG đi ngang qua:
A. Lỗ rách
B. Lỗ trâm chũm
C. Khe nhĩ chũm
D. Bờ sau lỗ tĩnh mạch cảnh
- Câu 34 : Thành bên của ổ miệng được cấu tạo chủ yếu bởi:
A. Cơ vòng miệng
B. Cơ cắn
C. Cơ gò má bé
D. Một cơ khác
- Câu 35 : Ở đoạn cổ, phần sau cơ bậc thang, động mạch dưới đòn KHÔNG liên quan phía trước với:
A. Cơ bậc thang trước
B. Thần kinh ngực dài
C. Thần kinh hoành
D. Động mạch trên vai
- Câu 36 : Hạnh nhân khẩu cái:
A. Là một tổ chức bạch huyết nằm ở eo họng
B. Có 2 cực trước sau
C. Mặt trong có các hõm hạnh nhân và hốc hạnh nhân
D. Mặt ngoài dính vắo mạc má hầu và tiếp xúc với cơ khít hầu trên
- Câu 37 : Thành phần nào sau đây đi qua tam giác bả vai tam đầu:
A. Thần kinh quay
B. Động mạch cánh tay sâu
C. Động mạch mũ cánh tay sau
D. Động mạch mũ vai
- Câu 38 : Thần kinh quay:
A. Xuất phát từ bó sau đám rối cánh tay, cùng với thần kinh cơ bì
B. Chi phối vận động cho tất cả các cơ ở cánh tay
C. Đi cùng động mạch cánh tay sâu chui qua lỗ tam giác bả vai tam đầu
D. Chi phối vận động các cơ duỗi cổ tay, duỗi khớp khuỷu và ngửa cẳng tay
- Câu 39 : Câu nào sau đây SAI:
A. Cơ gian cốt mu tay khép các ngón tay
B. Ngón út đối được là do cơ đối ngón út
C. Ngón trỏ có riêng một cơ duỗi
D. Ngón út có riêng một cơ-gấp
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4