Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : Nhúng thanh kim loại X hoá trị II vào dung dịch CuSO4.Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%.mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 thì khối lượng tăng lên 7,1%.Biết số mol CuSO4và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp bằng nhau. Kim loại X đó là:
A Zn
B Zn
C Fe
D Mg
- Câu 2 : xét phản ứng :
A tỏa nhiệt
B thu nhiệt
C không xác đinh được
D có thể thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt
- Câu 3 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây
A Sự lai hoá các AO là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau, có mức năng lượng gần nhau tạo thành các AO lai hoá giống nhau
B Sự lai hoá các AO là sự tổ hợp các AO ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hoá khác nhau
C Sự lai hoá các AO là sự tổ hợp các AO hoá trị ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hoá giống nhau
D Sự lai hoá các AO là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau tạo thành các AO lai hoá khác nhau
- Câu 4 : Dung dịch AlCl3 trong nước bị thuỷ phân, nếu thêm vào dung dịch một trong các chất sau. Chất nào làm tăng quá trình thuỷ phân của AlCl3?
A Na2CO3
B NH4Cl
C ZnSO4
D HCl
- Câu 5 : Cho dung dịch HNO3 loãng vào một cốc thủy tinh có đựng 5,6 gam Fe và 9,6 gam Cu. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn có 3,136 lít khí NO thoát ra (đktc), còn lại m gam chất không tan. Trị số của m là:
A 3,2 gam
B 2,56 gam
C 7,04 gam
D 1,92 gam
- Câu 6 : Chia hỗn hợp gồm 2 andehit no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
A 0,112 lít.
B 0,672 lít.
C 2,24 lít.
D 1,68 lít.
- Câu 7 : Cho các chất sau đây tác dụng với nhau
A N2, Cl2, CO2
B NO, Cl2, CO2
C NO2, Cl2, CO2
D NO2, Cl2, CO
- Câu 8 : Hàm lượng sắt trong loại quặng sắt nào cao nhất? (Chỉ xét thành phần chính, bỏ qua tạp chất)
A Xiđerit
B Manhetit
C Hematit
D Pirit
- Câu 9 : Để nhận biết 3 hỗn hợp: Fe + FeO ; Fe + Fe2O3 ; FeO + Fe2O3 dùng cách nào sau đây.
A HNO3 và NaOH
B HCl và đung dịch KI
C HCl và H2SO4 đặc
D H2SO4 đặc và KOH
- Câu 10 : Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A 320ml
B 16ml
C 160ml
D 32ml
- Câu 11 : Từ 100 lít dung dịch rượu etylic 33,34% (d = 0,69) có thể điều chế được bao nhiêu kg PE (coi hiệu suất 100%)
A 18
B 14
C 23
D 20
- Câu 12 : Cho biến hóa sau:
A CH3COOH,C2H5OH, CH3CHO.
B CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
C C6H12O6(glucozơ), CH3COOH, HCOOH
D C6H12O6(glucozơ), C2H5OH, CH2=CH− CH=CH2
- Câu 13 : Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích khí nitơ và khí hiđro ở OO C, 1 atm Sau khi tiến hành tổng hợp amoniac, đưa nhiệt độ bình về OO C áp suất mới của bình là 0,93 atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là:
A 22%
B 25%
C 10%
D 21%
- Câu 14 : Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và Mg trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A. Đem cô cạn dung dịch A thu được hai muối kết tinh đều ngậm 7 phân tử nước. Khối lượng hai muối gấp 6,55 lần khối lượng hai kim loại. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là:
A 30% Fe và 70% Mg
B 40% Fe và 60% Mg
C 30% Mg và 70% Fe
D 50% Fe và 50% Mg
- Câu 15 : Đốt cháy một axit no, 2 lần axit (Y) thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Biết Y có mạch cacbon là mạch thẳng. CTCT của Y là:
A HOOC - (CH2)2 - COOH
B HOOC - (CH2)4 - COOH
C HOOC - CH2 - COOH
D HOOC – COOH
- Câu 16 : Cho phản ứng: Al + H+ + NO3- → Al3+ + NH4+ + ….
A 8,30,3,8,3,15.
B 8,30,3,8,3,9.
C 4,18,3,4,3,9.
D 4,15,3,4,3,15.
- Câu 17 : Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg tác dụng với 250ml dung dịch CuSO4 khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là bao nhiêu?
A 0,1M
B 0,15M
C 0,05M
D 0,12M
- Câu 18 : Để mạ Ni lên một vật bằng thép người ta điện phân dung dịch NiSO4 với
A Anốt là vật cần mạ , Catốt bằng Sắt
B Anốt là vật cần mạ , Catốt bằng Ni
C Catốt là vật cần mạ , Anốt bằng Sắt
D Catốt là vật cần mạ , Anốt bằng Ni
- Câu 19 : Một thể tích anđehit A mạch hở chỉ phản ứng tối đa hai thể tích H2, sản phẩm B sinh ra cho tác dụng hết với Natri, thu được thể tích H2 đúng bằng thể tích anđehit ban đầu. Biết các thể tích khi và hơi được đo trong cùng nhiệt độ, áp suất chất A là:
A Anđehit chưa no hai lần anđehit
B Anđehit đơn chức no.
C Anđehit đơn chức chưa no chứa một nối đôi.
D Anđehit no chứa hai nhóm anđehit.
- Câu 20 : Khi thủy phân Tripeptit H2N –CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các aminoaxit
A CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH
B H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH
C H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH
D H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH
- Câu 21 : Để điều chế Na2CO3 người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây
A Cho dd (NH4)2SO4 tác dụng với dd NaCl.
B Tạo NaHCO3 kết tủa từ CO2 + NH3 + NaCl và sau đó nhiệt phân NaHCO3
C Cho sục khí CO2 dư qua dd NaOH
D Cho BaCO3 tác dụng với dd NaCl
- Câu 22 : Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức no, đồng phân. Khi trộn 0,1 mol hỗn hợp A với O2 vừa đủ rồi đốt cháy thu được 0,6 mol sản phẩm gồm CO2 và hơi nước. Công thức phân tử 2 este là …
A C4H8O2.
B C3H8O2.
C C5H10O2.
D C3H6O2.
- Câu 23 : loại phản ứng nào dưới đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hóa - khử
A phản ứng thế
B phản ứng phân hủy
C phản ứng trao đổi
D phản ứng hóa hợp
- Câu 24 : Hoà tan 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị IIvào dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí H2(đo ở đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hoá trị II cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M.Kim loại hoá trị II là:
A Ca
B Sr
C Mg
D Ba
- Câu 25 : Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí?
A Do nhóm NH2- đẩy e nên anilin dễ tham gia vào phản ứng thể vào nhân thơm hơn và ưu tiên vị trí o- và p-.
B Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.
C Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.
D Với amin R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại.
- Câu 26 : Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây
A H2/Ni,to
B Dung dich AgNO3
C Cu(OH)2
D Dung dịch Br2
- Câu 27 : Cho các chất : Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3.Số cặp chất có phản ứng với nhau là:
A 4
B 2
C 5
D 3
- Câu 28 : Tính khử của các hiđrohalogenua HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây?
A HF < HCl < HBr < HI.
B HCl < HF < HBr < HI.
C HF < HI < HBr < HF.
D HI < HBr < HCl < HF.
- Câu 29 : Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 268 giờ. Sau điện phân còn lại 100g dung dịch NaOH 24%. Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH trước khi điện phân là giá trị nào sau đây:
A 2,4%
B 4,8%
C 2,6%
D 2,5%
- Câu 30 : Theo quy tắc bát tử, nguyên tử S trong phân tử SO3 có cộng hoá trị là
A 3
B 4
C 2
D 6
- Câu 31 : Có thể điều chế được bao nhiêu tấn cao su Buna từ 5,8 tấn n-Butan. Hiệu suất của cả quá trình là 60%:
A 5,4
B 9
C 3,24
D 3,1
- Câu 32 : Khi pha loãng dung dịch một axit yếu ở cùng điều kiện nhiệt độ thì độ điện li α của nó tăng. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A Hằng số phân li axit KA tăng
B Hằng số phân li axit KA có thể tăng hoặc giảm
C Hằng số phân li axit KA giảm
D Hằng số phân li axit KA không đổi
- Câu 33 : Điện phân dung dịch chứa NaCl và HCl có thêm vài giọt quỳ. Màu của dung dịch sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân?
A Đỏ sang xanh
B Đỏ sang tím rồi sang xanh
C Đỏ sang tím
D Chỉ có màu đỏ
- Câu 34 : Để sát trùng, tẩy uế tạp xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta thường rải lên đó những chất bột màu trắng đó là chất gì ?
A CaCO3
B CaO
C Ca(OH)2
D CaOCl2
- Câu 35 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là :
A 28,21%
B 15,76%
C 24,24%
D 11,79%
- Câu 36 : Muốn điều chế cao su butađien người ta dùng nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên. Nguyên liệu đó là nguyên liệu nào sau đây:
A Đi từ dầu mỏ.
B Đi từ than đá, đá vôi.
C Đi từ tinh bột, xenlulozơ
D Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 37 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) bằng 180; trong đó tổng số hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào sau đây:
A Iot
B Brom
C Flo
D Clo
- Câu 38 : Trộn dung dịch NaHCO3với dung dịch NaHSO4theo tỷ lệ số mol 1 : 1 rồi đun nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch X có
A pH = 14
B pH <7
C pH > 7
D pH = 7
- Câu 39 : Để lấy hóa chất lỏng từ lọ đựng hóa chất cho vào ống nghiệm, người ta sử dụng cách nào trong các cách sau :
A Dùng ống nhỏ giọt hút hóa chất từ lọ đựng sang ống nghiệm.
B Đổ trực tiếp lọ đựng hóa chất cho vào ống nghiệm.
C Đặt úp miệng ống nghiệm vừa khít vào miệng lọ đựng hóa chất, sau đó dốc ngược lọ đựng hóa chất để hóa chất từ từ chảy sang ống nghiệm .
D Dùng muỗng múc chất lỏng từ lọ sang ống nghiệm
- Câu 40 : Đốt cháy hoàn toàn 1 amin thơm bậc nhất người ta thu được 1,568 lít khí CO2 1,232 lít hơi nước và 0,336 lít khí trơ. Để trung hoà hết 0,05 mol X cần 200ml dung dịch HCl 0,75M. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Xác định CTPT của X.
A C6H5NH2
B C7H11N3
C (C6H5)2NH
D C2H5NH2
- Câu 41 : Trường hợp nào ion Na+ không tồn tại ,nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau:
A Điện phân NaOH nóng chảy
B NaOH tác dụng với HCl
C NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2
D Nung nóng NaHCO3
- Câu 42 : Mạng tinh thể ion có đặc tính nào dưới đây?
A Bền vững, nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp
B Dễ bay hơi
C Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao
D Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
- Câu 43 : Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A 55%
B 50%
C 75%
D 62,5%
- Câu 44 : Để điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, người ta làm cách nào trong các cách sau
A 1
B 2
C 1 và 2
D Cả 1 , 2 và 3
- Câu 45 : C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH?
A 7 đồng phân.
B 6 đồng phân.
C 8 đồng phân.
D 5 đồng phân.
- Câu 46 : Crăcking hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 18. X có công thức phân tử là:
A C4H10
B C6H14
C C5H10
D C5H12
- Câu 47 : Electron cuối cùng phân bố vào nguyên tử X là 3d5. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A 5
B 2
C 1 hoặc 2
D 1
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein