Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án - phầ...
- Câu 1 : Đặc điểm của Tài chính công là:
A. Sở hữu tư nhân
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu công
D. Sở hữu hỗn hợp
- Câu 2 : Tài chính công được sử dụng vì mục đích:
A. Cá nhân
B. Tập thể
C. Công cộng
D. Phục vụ một nhóm đối tượng cụ thể
- Câu 3 : “Công” trong Tài chính công có nghĩa là:
A. Công bằng
B. Công ty
C. Công nghiệp
D. Công cộng
- Câu 4 : Cùng xuất hiện và tồn tại đồng thời với Nhà nước là:
A. Tài chính
B. Tài chính công
C. Thuế
D. Ngân sách nhà nước
- Câu 5 : Trong hệ thống tài chính quốc gia, tài chính công:
A. Có vị trí chủ đạo
B. Có vị trí cơ sở
C. Có vị trí trung gian
D. Không thuộc hệ thống tài chính quốc gia
- Câu 6 : Điều kiện cơ bản để hình thành Tài chính công là có nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ cùng với một yếu tố nữa đó là sự xuất hiện của:
A. Quân đội
B. Luật pháp
C. Nhà nước
D. Toà án
- Câu 7 : Chủ thể nào sau đây không là chủ thể của Tài chính công:
A. Trường đại học công lập
B. Bệnh viện công lập
C. Trường đại học tư thục
D. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước
- Câu 8 : Thu NSNN được thực hiện dựa trên quyền lực chủ yếu nào của Nhà nước?
A. Uy tín
B. Kinh tế
C. Vũ lực
D. Chính trị
- Câu 9 : Nhà nước có quyền lực kinh tế vì:
A. Có uy tín cao
B. Có máy tin tiền
C. Sở hữu nhiều tài sản quốc gia quan trọng
D. Có nhiều mối quan hệ đối ngoại
- Câu 10 : Thu NSNN bắt nguồn chủ yếu từ:
A. Tổng tài sản của các chủ thể trong nền kinh tế
B. Tổng số tiền có trong lưu thông
C. Tổng giá trị sản phẩm mới được tạo ra của nền kinh tế (GDP)
D. Nước ngoài
- Câu 11 : Thu nhập của NSNN là:
A. Tổng số thu từ thuế
B. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí
C. Tổng số nợ vay
D. Tổng số thu ngân sách
- Câu 12 : Trong nền kinh tế thị trường, hình thức thu chủ yếu của NSNN là:
A. Phát hành trái phiếu
B. Phí
C. Lệ phí
D. Thuế
- Câu 13 : Khi đăng ký ô tô, người chủ phải nộp một khoản trước bạ. Khoản đó là:
A. Phí
B. Lệ phí
C. Tiền đóng góp tự nguyện
D. Tiền phạt
- Câu 14 : Khi học tập, người học phải nộp một khoản tiền nhất định. Khoản tiền đó là:
A. Thuế
B. Lệ phí
C. Phí
D. Tiền phạt
- Câu 15 : Nội dung nào sau đây thuộc chu trình quản lý ngân sách:
A. Kế toán ngân sách
B. Tính toán ngân sách
C. Quyết toán ngân sách
D. Kiểm toán ngân sách
- Câu 16 : Nội dung nào sau đây không thuộc chu trình quản lý ngân sách:
A. Lập dự toán ngân sách
B. Chấp hành ngân sách
C. Kiểm toán ngân sách
D. Quyết toán ngân sách
- Câu 17 : So với năm ngân sách, chu trình ngân sách có thời gian:
A. Ngắn hơn
B. Dài hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
- Câu 18 : Trong một năm ngân sách, tổng thu lớn hơn tổng chi, tức là ngân sách đã:
A. Thặng dư
B. Thâm hụt
C. Cân đối
D. Không xác định được
- Câu 19 : Chính phủ Việt Nam là cơ quan thực hiện:
A. Quyền lập pháp của nhà nước
B. Quyền hành pháp của nhà nước
C. Quyền tư pháp của nhà nước
D. Cả 3 quyền: lập pháp, tư pháp và hành pháp của nhà nước
- Câu 20 : Quốc hội Việt Nam là cơ quan thực hiện:
A. Quyền lập pháp
B. Quyền tư pháp
C. Quyền hành pháp
D. Cả 3 quyền: lập pháp, tư pháp và hành pháp của nhà nước
- Câu 21 : Khoản chi mua sắm tài sản cố định của một cơ quan nhà nước được xếp vào:
A. Chi thực hiện nghiệp vụ
B. Chi thường xuyên
C. Chi đầu tư phát triển
D. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
- Câu 22 : Viện phí của một bệnh viện công lập được xếp vào:
A. Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản do nhà nước cấp
B. Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp
C. Nguồn thu sự nghiệp
D. Nguồn thu khác
- Câu 23 : Chi lương của một cơ quan nhà nước được xếp vào:
A. Chi đầu tư phát triển
B. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
C. Chi thường xuyên
D. Chi thực hiện nghiệp vụ
- Câu 24 : Chi sửa chữa lớn tài sản cố định của một cơ quan nhà nước được xếp vào:
A. Chi đầu tư phát triển
B. Chi thực hiện nghiệp vụ
C. Chi thường xuyên
D. Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ
- Câu 25 : Chủ thể nào sau đây tiếp nhận vốn ODA?
A. Doanh nghiệp tư nhân
B. Doanh nghiệp nhà nước
C. Chính phủ
D. Ngân hàng thương mại
- Câu 26 : Thâm hụt ngân sách chủ động chủ yếu là do:
A. Giá chứng khoán sụt giảm
B. Tỷ lệ lạm phát tăng cao
C. Nền kinh tế suy thoái
D. Nhà nước muốn mở rộng giới hạn ngân sách
- Câu 27 : Thâm hụt ngân sách bị động chủ yếu là do:
A. Thị trường bất động sản sụt giảm
B. Tỷ lệ lạm phát tăng cao
C. Nền kinh tế suy thoái khiến số thu ít hơn trong khi nhu cầu chi không giảm hoặc gia tăng
D. Nhà nước muốn mở rộng giới hạn chi tiêu ngân sách
- Câu 28 : Thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện nay chủ yếu thuộc loại:
A. Thâm hụt bị động
B. Thâm hụt chủ động
C. Thâm hụt chu kỳ
D. Thâm hụt cơ cấu
- Câu 29 : Giải pháp chính hiện nay Chính phủ Việt Nam áp dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách là:
A. Phát hành tiền
B. Cắt giảm chi đầu tư
C. Cắt giảm chi thường xuyên
D. Vay nợ
- Câu 30 : Cơ quan nhà nước:
A. Có số thu lớn đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên
B. Được phép thu một số khoản thu nhất định theo quy định của pháp luật
C. Được phép tự xác định một số khoản thu theo nhu cầu hoạt động
D. Không được phép thu bất kỳ khoản thu nào
- Câu 31 : Kinh phí hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:
A. Chỉ được nhà nước cấp một phần
B. Được nhà nước cấp toàn bộ
C. Do cơ quan hành chính nhà nước thu của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ cơ quan cung cấp
D. Do cơ quan hành chính nhà nước phát hành trái phiếu
- Câu 32 : Hiệu quả của chi NSNN:
A. Không cần thiết phải đo lường
B. Không thể đo lường được
C. Có thể đo lường một cách dễ dàng
D. Có thể đo lường, nhưng rất khó khăn
- Câu 33 : Nhận định nào sau đây là không chính xác?
Đơn vị sự nghiệp nhà nước:
A. Được nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động
B. Được phép thực hiện một số khoản thu nhất định theo quy định của pháp luật
C. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
D. Được phép tự xác định các khoản thu, mức thu theo nhu cầu hoạt động của đơn vị
- Câu 34 : Các đơn vị sự nghiệp nhà nước hiện nay không được phép:
A. Vay vốn của các tổ chức tín dụng
B. Phát hành cổ phiếu
C. Tiếp nhận viện trợ từ nước ngoài
D. Tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức từ thiện
- Câu 35 : Đơn vị sự nghiệp nhà nước hiện nay được phép:
A. Phát hành cổ phiếu
B. Tự xác định mức lương trả cho người lao động
C. Tự xác định số lượng biên chế lao động
D. Tăng lương cho người lao động theo quy định của pháp luật
- Câu 36 : Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ của một trường đại học công lập được xếp vào:
A. Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp
B. Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản do nhà nước cấp
C. Nguồn thu sự nghiệp
D. Nguồn thu khác
- Câu 37 : Kinh phí hoạt động của quỹ Dự trữ quốc gia được hình thành từ:
A. Đóng góp của người thụ hưởng trực tiếp
B. Đóng góp của những người lao động
C. Đóng góp của người sử dụng lao động
D. Ngân sách nhà nước
- Câu 38 : Dự trữ quốc gia được tiến hành thông qua phương thức:
A. Dự trữ bằng hàng hoá
B. Dự trữ bằng tiền
C. Hoặc là dự trữ bằng hàng hoá hoặc là dự trữ bằng tiền
D. Kết hợp giữa dự trữ bằng hàng hoá và dự trữ bằng tiền
- Câu 39 : Tiền đưa vào dự trữ quốc gia là:
A. Ngoại tệ
B. Ngoại tệ có khả năng chuyển đổi
C. Đồng Việt Nam
D. Kết hợp giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ có khả năng chuyển đổi
- Câu 40 : Theo quy định hiện hành, Ngân hàng Phát triển cho các chủ đầu tư vay tối đa bằng bao nhiêu % tổng vốn đầu tư (không bao gồm vốn lưu động) của dự án?
A. 100%
B. 85%
C. 75%
D. 70%
- Câu 41 : Ngân hàng Phát triển Việt Nam là:
A. Ngân hàng tư nhân
B. Ngân hàng của nhà nước
C. Ngân hàng thương mại của nhà nước
D. Ngân hàng liên doanh
- Câu 42 : So với hoạt động tín dụng thông thường, TDNN có ưu điểm đó là bên đi vay:
A. Vay được khối lượng vốn lớn
B. Vay được vốn với thời gian dài
C. Vay được vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường
D. Không phải đáp ứng bất kỳ điều kiện ràng buộc nào
- Câu 43 : Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay:
A. Là một phương thức kinh doanh
B. Là một chính sách trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia
C. Do các tổ chức tư nhân thực hiện
D. Chủ yếu áp dụng theo hình thức tự nguyện
- Câu 44 : Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với tư cách là:
A. Đối tượng thụ hưởng
B. Chủ thể quyết định
C. Đối tác góp vốn
D. Chủ thể sử dụng
- Câu 45 : Bảo hiểm xã hội chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc:
A. Tự nguyện
B. Bắt buộc
C. Sàng lọc
D. Bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động
- Câu 46 : Nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ Bảo hiểm xã hội:
A. Phải nộp toàn bộ vào NSNN
B. Phải nộp một phần vào NSNN
C. Không được phép sử dụng để đầu tư
D. Được phép đầu tư theo quy định của pháp luật
- Câu 47 : Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
A. Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
B. Hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận
C. Không có tư cách pháp nhân
D. Không được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán
- Câu 48 : Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
A. Do NSNN cấp toàn bộ
B. Không có mối quan hệ với NSNN
C. Một phần có được nhờ đi vay
D. Hoàn toàn có được nhờ đi vay
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4