tổng ôn các hợp chất phản ứng với dung dịch Br2
- Câu 1 : Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là:
A xiclopropan.
B etilen.
C metan.
D stiren.
- Câu 2 : Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren,axetanđehit, vinyl axetat, metylfomiat số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A 3
B 5
C 4
D 6
- Câu 3 : Cho dãy các chất:metan, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 4 : Cho dãy các chất: anđehit fomic, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là
A 5.
B 3.
C 2.
D 4.
- Câu 5 : Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrompentan?
A Pent -1-en.
B Pentan.
C Pent -1,3-đien.
D Pent -1-in.
- Câu 6 : Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A 7
B 5
C 6
D 8
- Câu 7 : Trong các chất sau, chất nào không làm mất màu dung dịch brom?
A metyl axetat
B axit fomic
C axetanđehit
D axetilen
- Câu 8 : Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A 6
B 4
C 7
D 5
- Câu 9 : Chất nào sau đây vừa có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường vừa có khả năng làm mất màu dung dich brom
A Glucozơ
B Sacarozơ
C Glixerol
D Etilen glicol
- Câu 10 : Chất nào sau đây vừa có khả năng làm mất màu dung dịch brom vửa có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao sinh ra kết tủa đỏ gạch?
A HCHO
B C2H2
C C2H4(OH)2
D C2H5OH
- Câu 11 : Có 3 chất lỏng stiren, anilin, bezen đựng trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là
A Dung dịch phenolphtalein
B Dung dịch nước brom
C Dung dịch HCl
D Dung dịch NaOH
- Câu 12 : Cho các chất: p-crezol, anilin, benzen, axit acylic, axit fomic, andehit metacrylic, axetilen. Số chất tác dụng với dung dịch Br2 (dư) ở điều kiện thường theo tỷ lệ mol 1 : 1 là
A 5
B 6
C 2
D 3
- Câu 13 : Trong các chất xiclopropan, xiclohexan, benzen, stiren, axit axetic, axit acrylic, andehit axetic, andehit acrylic, etyl axetat, vinyl axetat, đimetyl ete số chất có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
A 6
B 5
C 7
D 4
- Câu 14 : Chất X có công thức làC3H6O có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Mặt khác ở nhiệt độ cao X phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra kết tủa đỏ gạch. X là
A CH2=CH-CH2-OH
B CH3COCH3
C CH3-CH2CHO
D CH3CH2CH2OH
- Câu 15 : Một hợp chất thơm có CTPT C7H8O. Số đồng phân tác dụng được với dung dịch Br2 trong nước là:
A 4
B 5
C 6
D 3
- Câu 16 : Cho sơ đồ chuyển hóa: \({C_3}{H_6}\xrightarrow{{{\text{dd B}}{{\text{r}}_2}}}X\xrightarrow{{NaOH}}Y\xrightarrow{{CuO}}Z\xrightarrow{{{O_2},xt}}T\xrightarrow{{C{H_3}OH}}E\)(este đa chức)Tên gọi của Y là
A propan-1,3-điol.
B propan-1,2-điol.
C propan-2-ol.
D glixerol.
- Câu 17 : Chất hữu cơ Y có CTPT là C5H10. Khi cho Y tác dụng với dung dịch Brom thu được 2 chất hữu cơ Y1 và Y2, trong đó Y1 là 1,3-đibrom-2,2-đimetylpropan. Hãy cho biết tên của Y2
A 2,2-đibrom-2-metylbutan
B 1,3- đibrom-3-metylbutan
C 1,3-đibrompentan
D 1,3-đibrom-2-metylbutan
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein