ôn tập đại cương hóa học hữu cơ
- Câu 1 : Chất nào sau đây không phải hợp chất hữu cơ:
A C2H6.
B CCl4.
C C2H7O2N.
D HCN.
- Câu 2 : Để tinh chế ancol etylic (rượu etylic) C2H5OH có nhiệt độ sôi ts = 78,4OC từ hỗn hợp rượu và nước. Ta có thể sử dụng phương pháp:
A Chiết.
B Chưng cất.
C Kết tinh.
D Lọc.
- Câu 3 : Bạn Nam vô tình đổ nhầm 1 lít xăng vào nước, bạn thấy xăng không tan trong nước và nổi lên trên nước, tạo thành 2 lớp chất lỏng không đồng nhất. Vậy Nam có thể tách xăng ra bằng phương pháp:
A Chiết.
B Vớt.
C Kết tinh.
D Múc.
- Câu 4 : Cho các chất: CH4, CCl4, C2H6O, C6H6, CaCO3, KCN, C3H7O2N. Số chất là dẫn xuất của hidrocacbon là:
A
2
B 3
C 4
D 5
- Câu 5 : Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon (C) có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Các loại mạch cacbon là:
A Mạch thẳng, mạch vòng, mạch phân nhánh.
B Mạch thẳng, mạch vuông, mạch phân nhánh.
C Mạch không phân nhánh, mạch vòng, mạch phân nhánh.
D Mạch không phân nhánh, mạch vuông, mạch phân nhánh.
- Câu 6 : Công thức phân tử không cho ta biết:
A Những nguyên tố cấu tạo nên hợp chất.
B Hàm lượng phần trăm mỗi nguyên tố có trong hợp chất.
C Số lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất.
D Sự sắp xếp các nguyên tố trong hợp chất.
- Câu 7 : Công thức đơn giản nhất của C2H6O là:
A C2H6O.
B CH3O.
C CH3.
D C2H6.
- Câu 8 : Nhận định nào sau đây không chính xác về cấu tạo của C2H6O:
A Hai nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau.
B Hai nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nguyên tử oxi.
C Trong phân tử chỉ chứa toàn liên kết đơn.
D Hai nguyên tử cacbon vừa liên kết trực tiếp với nhau, vừa liên kết với nguyên tử oxi.
- Câu 9 : Đồng đẳng kế tiếp là:
A Các chất có cấu trúc tương tự nhau và hơn kém nhau 1 nhóm CH2.
B Các chất có cấu trúc tương tự nhau và hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2.
C Các chất có cấu trúc khác nhau và hơn kém nhau 1 nhóm CH2.
D Các chất có cấu trúc khác nhau và hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2.
- Câu 10 : Số đồng phân ứng với công thức C2H6O là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Trong phân tính định tính, để xác định nguyên tử hidro (H) trong phân tử, ta thường:
A Đốt cháy chất hữu cơ rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong.
B Đốt cháy chất hữu cơ rồi hấp thụ sản phẩm cháy qua đồng sunfat khan (CuSO4).
C Khử hợp chất hữu cơ bằng đồng oxit (CuO).
D Không thể xác định được có nguyên tố H hay không.
- Câu 12 : Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế: (coi như điều kiện phản ứng có đủ)
A CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl.
B CH3 – CH3 → CH2 = CH2 + H2.
C CH4 + O2 → CO2 + H2O.
D C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
- Câu 13 : Phần trăm theo khối lượng nguyên tử cacbon (C) trong phân tử C2H6O là:
A 52,17%.
B 13,04%.
C 34,78%.
D Không xác định được.
- Câu 14 : Tỉ lệ (tối giản) số nguyên tử C, H, O trong phân tử C2H4O2 lần lượt là:
A 2 : 4 : 2.
B 1 : 2 : 1.
C 2 : 4 : 1.
D 1 : 2 : 2.
- Câu 15 : Phân tích một hợp chất X, người ta thu được một số dữ liệu sau: cacbon (C) chiếm 76,10%, hidro (H) chiếm 10,24% và còn lại ở nitơ (N). Công thức đơn giản nhất của X là:
A C6H10N.
B C19H30N3.
C C12H22N2.
D C13H21N2.
- Câu 16 : Nung 4,65 gam một chất hữu cơ A trong dòng khí oxi thì thu được 13,20 gam CO2 và 3,15 gam H2O. Ở thí nghiệm khác, nung 5,58 gam chất hữu cơ với CuO thì thu được 0,67 lít khí N2 (đktc). Trong A có chứa nguyên tố:
A C và H.
B C, H và N.
C C, H, N và O.
D C, N và O.
- Câu 17 : Một hợp chất B chứa 59,2%C, 8,45%H, 9,86%N và còn lại là O. Cho biết phân tử khối của B là 142. Công thức phân tử của B là:
A C6H10O2N
B C6H12ON
C C7H10O2N
D C7H12O2N
- Câu 18 : Trước kia, “phẩm đỏ” dùng để nhuộm áo choàng cho các Hồng y giáo chủ được tách chiết từ một loài ốc biển. Đó là một hợp chất có thành phân nguyên tố gồm: 45,7%C, 1,90%H, 7,60%O, 6,70% N và 38,10%Br. Công thức phân tử (CTPT) của phẩm đỏ là: (Biết bằng phương pháp phổ khối lượng, người ta xác định được rằng trong phân tử “phẩm đỏ” có hai nguyên tử Br):
A C16H8O2N2Br2
B C8H6ONBr
C C6H8ONBr
D C8H4ONBr2
- Câu 19 : Oxi hoá hoàn toàn 0,6 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,720 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của A là:
A C4H8O
B C3H8O
C C3H4O
D C2H6O
- Câu 20 : β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, b-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β -caroten rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả thấy bình (1) tăng 0,63 gam, bình (2) có 5,00 gam kết tủa. Công thức đơn giản của β -caroten là:
A C5H9
B C5H7
C C5H8
D C5H5
- Câu 21 : Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,690. Công thức phân tử (CTPT) của limonen là:
A C12H16
B C10H16
C C6H8
D C5H8
- Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A, thu được 0,44 gam CO2, 0,18 gam H2O. Thể tích 0,3 gam A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (O2) (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của A là:
A C2H4
B C2H4O
C C2H4O2
D CH2O2
- Câu 23 : Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0. Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có %C = 81,08%, %H = 8,10%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là:
A C10H12O
B C8H10O
C C10H12O2
D C5H6O
- Câu 24 : Hợp chất X có phần trăm khối lượng cacbon, hidro và oxi lần lượt là 54,54%, 9,10%, và 36,36%. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 44. Công thức phân tử của X là:
A C4H6O2
B C4H8O
C C4H6O
D C4H8O2
- Câu 25 : Chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hidro bằng 31,0. Công thức phân tử của Z là:
A C2H6O
B CH3O
C C3H9O3
D C2H6O2
- Câu 26 : Phân tích một hợp chất X, người ta thu được một số dữ liệu sau: cacbon (C) chiếm 76,1%, hidro (H) chiếm 10,244% và còn lại ở nitơ (N). Công thức đơn giản nhất của X là:
A C6H10N.
B C19H30N3.
C C12H22N2.
D C13H21N2.
- Câu 27 : β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, β-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả thấy bình (1) tăng 0,63 gam, bình (2) có 5,00 gam kết tủa. Công thức đơn giản của -caroten là:
A C5H9
B C5H7
C C5H8
D C5H5
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein