Đề thi giữa HK1 môn Toán 11 năm 2020 trường THPT T...
- Câu 1 : Trong các phương trình sau đây,phương trình nào có tập nghiệm là \(x = - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi\) và \(x = \dfrac{{4\pi }}{3} + k2\pi ,\,\,\,(k \in \mathbb{Z})\)
A. \(\sin \,x = \dfrac{2}{{\sqrt 2 }}\)
B. \(\sin \,x = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
C. \(\sin \,x = - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
D. \(\sin \,x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\)
- Câu 2 : Nghiệm âm lớn nhất của phương trình \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{{{\sin }^2}\,x}} = 3\cot \, + \,\sqrt 3 \) là:
A. \(- \dfrac{\pi }{2}\)
B. \(- \dfrac{{5\pi }}{6}\)
C. \( - \dfrac{\pi }{6}\)
D. \(- \dfrac{{2\pi }}{3}\)
- Câu 3 : Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số 0,2,4,6,8:
A. 60
B. 40
C. 48
D. 10
- Câu 4 : Giá trị của \(n \in \mathbb{N}\) thỏa mãn \(C_{n + 8}^{n + 3} = 5A_{n + 6}^3\) là:
A. 6
B. 14
C. 15
D. 17
- Câu 5 : Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất bốn lần. Xác suất để cả bốn lần gieo đều xuất hiện mặt sấp là:
A. \(\dfrac{4}{{16}}\)
B. \(\dfrac{2}{{16}}\)
C. \(\dfrac{1}{{16}}\)
D. \(\dfrac{6}{{16}}\)
- Câu 6 : Xếp 6 người A, B, C, D, E, F vào một ghế dài . Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho A và F ngồi cạnh nhau:
A. 242
B. 240
C. 244
D. 248
- Câu 7 : Trong khai triển \({\left( {{a^2} + \dfrac{1}{b}} \right)^7}\) số hạng thứ 5 là:
A. \(35{a^6}.{b^{ - 4}}\)
B. \(- 35{a^6}.{b^{ - 4}}\)
C. \(35{a^4}.{b^{ - 5}}\)
D. \(- 35{a^4}.{b^{}}\)
- Câu 8 : Có tất cả 120 cách chọn 3 học sinh từ nhóm n (chưa biết) học sinh. Số n là nghiệm của phương trình nào sau đây:
A. \(n(n + 1)(n + 2) = 120\)
B. \(n(n - 1)(n - 2) = 120\)
C. \(n(n + 1)(n + 2) = 720\)
D. \(n(n - 1)(n - 2) = 720\)
- Câu 9 : Cho hai biến số A và B có \(P(A) = \dfrac{1}{3}\,,P(B) = \dfrac{1}{4}\,,\,P(A \cup B) = \dfrac{1}{2}\). Ta kết luận hai biến cố A và B là:
A. Độc lập
B. Không xung khắc
C. Xung khắc
D. Không rõ
- Câu 10 : Một bình đựng 4 quả cầu xanh và 6 quả cầu trắng. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu. Xác suất để được 3 quả cầu toàn màu xanh là:
A. \(\dfrac{1}{{20}}\)
B. \(\dfrac{1}{{30}}\)
C. \(\dfrac{1}{{15}}\)
D. \(\dfrac{3}{{10}}\)
- Câu 11 : Một thầy giáo có 5 cuốn sách toán, 6 cuốn sách văn, 7 cuốn sách Anh văn và các cuốn sách đôi một khác nhau. Thầy giáo muốn tặng 6 cuốn sách cho 6 học sinh. Hỏi thầy giáo có bao nhiêu cách tặng nếu thầy giáo chỉ muốn tặng một hoặc hai thể loại:
A. 2233440
B. 2573422
C. 2536374
D. 2631570
- Câu 12 : Một nhóm có 5 nam và 3 nữ. Chọn ra 3 người sao cho trong đó có ít nhất 1 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách:
A. 46
B. 69
C. 48
D. 40
- Câu 13 : Từ tập \(A = \left\{ {0,1,2,3,4,5,6} \right\}\) ta có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số đôi một khác nhau:
A. 720
B. 261
C. 235
D. 679
- Câu 14 : Một lớp có 20 nam và 26 nữ. Giáo viên chủ nhiệm cần chọn một ban cán sự gồm 3 người. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu trong ban cán sự có cả nam và nữ.
A. 11440
B. 11242
C. 24141
D. 53342
- Câu 15 : Cho P, Q cố định và phép tịnh tiến T biến điểm M bất kỳ thành \({M_2}\)sao cho \(\overrightarrow {M{M_2}} = 2\overrightarrow {PQ}\). Chọn kết luận đúng
A. T là phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {PQ} \)
B. T là phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {M{M_2}}\)
C. T là phép tịnh tiến theo vectơ \(2\overrightarrow {PQ}\)
D. T là phép tịnh tiến theo vectơ \({1 \over 2}\overrightarrow {PQ}\)
- Câu 16 : Trong mặt phẳng Oxy, phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = (1;3)\) biến điểm A (1;2) thành điểm nào trong các điểm sau đây?
A. (2;5)
B. (1;3)
C. (3;4)
D. (- 3;4)
- Câu 17 : Giả sử rằng qua phép đối xứng trục \({{\rm{D}}_a}\)( a là trục đối xứng ), đường thẳng d biến thành đường thẳng \(d'\). Hãy chọn câu sai trong các câu sau?
A. Khi d song song với a thì d song song với d'.
B. d vuông góc với a thì d trùng với d'.
C. Khi d cắt a thì d cắt d'. Khi đó giao điểm của d và d' nằm trên a.
D. Khi d tạo với a một góc \({45^0}\) thì d vuông góc với d'.
- Câu 18 : Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M (1;5). Tìm ảnh của M qua phép đối xứng trục Ox.
A. \(M'( - 1;5)\)
B. \(M'( - 1; - 5)\)
C. \(M'(1; - 5)\)
D. \(M'(0; - 5)\)
- Câu 19 : Cho tam giác đều tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc quay \(\alpha ,0 < \alpha \le 2\pi\) biến tam giác trên thành chính nó?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
- Câu 20 : Cho đường thẳng d có phương trình x - y + 4 = 0. Hỏi trong các đường thẳng sau đường thẳng nào có thể biến thành d qua một phép đối xứng tâm?
A. \(2x + y - 4 = 0\)
B. \(x + y - 1 = 0\)
C. \(2x - 2y + 1 = 0\)
D. \(2x + 2y - 3 = 0\)
- Câu 21 : Cho hai đường tròn tâm \\(\left( {I;R} \right)\) và \(\left( {I;R'} \right)\,\,\left( {R \ne R'} \right)\). Có bao nhiêu phép vị tự biến đường tròn tâm \(\left( {I;R} \right)\) thành đường tròn \(\left( {I;R'} \right)?\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau