Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 80,08 gam hỗn hợp X gồm C3H7OH, C2H5OH và CH3OC3H7 thu được 95,76 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là?
A 129,6 lít
B 87,808 lít
C 119,168 lít
D 112 lít
- Câu 2 : Tráng bạc hoàn toàn 5,72g một anđehit X no đơn chức, mạch hở. Toàn bộ lượng bạc thu được đem hoà tan hết vào dung dịch HNO3 đặc nóng giải phóng V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng khối lượng dung dịch thay đổi 16,12g (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A CH3CHO
B HCHO
C C2H5CHO
D C3H7CHO
- Câu 3 : X có công thức phân tử là C8H10O. X tác dụng được với NaOH. X tác dụng với dd brom cho Y có công thức phân tử là C8H8OBr2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn ?
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 4 : Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,6 gam chất rắn khan. Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là:
A CH2=CH-COOH
B CH2=C(CH3)-COOH
C HOOC(CH2)3CH2OH
D CH3CH2-COOH
- Câu 5 : Một loại nước cứng có chứa Ca2+ 0,002M ; Mg2+ 0,003M và HCO-3. Hãy cho biết cần lấy bao nhiêu ml dd Ca(OH)2 0,05M để biến 1 lít nước cứng đó thành nước mềm (coi như các phản ứng xảy ra hoàn toàn và kết tủa thu được gồm CaCO3 và Mg(OH)2).
A 200 ml
B 140 ml
C 100 ml
D 160 ml
- Câu 6 : Trong số các chất toluen, benzen, Propilen, propanal, butanon, phenol, ancol anlylic, đivinyl, xiclobutan, stiren, metylxiclopropan. Có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch Brom?
A 7
B 8
C 9
D 6
- Câu 7 : Cho 43,6 gam chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 2 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 49,2 gam muối và 0,2 mol ancol. Lượng NaOH dư đ ược trung hoà vừa hết bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,8M. Công thức cấu tạo của X là:
A (CH3COO)2C2H4.
B C3H5(COOCH3)3.
C (HCOO)3C3H5.
D (CH3COO)3C3H5
- Câu 8 : Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, S, H2O2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là:
A 4 chất
B 2 chất
C 3 chất
D 5 chất
- Câu 9 : Chất X có công thức phân tử C3H5Br3, đun X với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ Y có khả năng tác dụng với Cu(OH)2. Số cấu tạo X thỏa mãn là:
A 4
B 2
C 3
D 5
- Câu 10 : Cho hỗn hợp X gồm 12 gam Fe2O3 và 13 gam Cu vào 200 ml dung dịch HCl thấy còn lại 14,92 gam chất rắn không tan. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
A 2,15M
B 1,89M
C 1,35M
D 0,7875M
- Câu 11 : Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A, B chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho m gam X tác dụng hết với NaOH thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và hỗn hợp 2 ancol, tách nước hoàn toàn hai ancol này ở điều kiện thích hợp chỉ thu được một anken làm mất màu vừa đủ 24 gam Br2. Biết A, B chứa không quá 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là :
A 22,2 g
B 11,1 g
C 13,2 g
D 26,4 g
- Câu 12 : Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2OSố chất X trong chương trình phổ thông có thể thực hiện phản ứng trên là:
A 7
B 6
C 5
D 4
- Câu 13 : Nhiệt phân những muối nào sau đây thu được chất rắn đều là oxit kim loại ?
A MgSO4, KNO3, CaCO3
B Cu(NO3)2, KClO, KMnO4
C CuSO3, Fe(NO3)2, (NH4)2Cr2O7
D BaCO3, CuCO3, AgNO3
- Câu 14 : Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?
A 5,25
B 9,2.
C 5,98.
D 9,43.
- Câu 15 : Cho 6,23 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 210 ml dung dịch KOH 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 9,87 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A H2NCH2CH2COOH
B H2NCH2COOCH3
C HCOOH3NCH=CH2
D CH2=CHCOONH4
- Câu 16 : Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C2H5NH2, dung dịch C6H5NH3Cl, dung dịch NaOH, CH3COOH, dung dịch HCl loãng. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất có phản ứng xảy ra là:
A 10
B 11
C 9
D 8
- Câu 17 : Có các sơ đồ phản ứng tạo ra các khí như sau:MnO2 + HClđặc → khí X + … ; KClO3 --> (đk: to và MnO2) khí Y + …;NH4Cl(r) + NaNO2(r) -->(đk: to) khí Z + … ;FeS + HCl -->khí M + ...;Cho các khí X, Y, Z , M tiếp xúc với nhau (từng đôi một) ở điều kiện thích hợp thì số cặp chất có phản ứng là:
A 5
B 2
C 4
D 3
- Câu 18 : A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 55,68% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối, lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là:
A 12,88
B 23,32
C 18,68
D 31,44
- Câu 19 : Khi cracking hoàn toàn 3,08g propan thu được hỗn hợp khí X. Cho X sục chậm vào 250 ml dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và còn lại V lít khí ở đktc và có tỷ khối so với CH4 là 1,25. Nồng độ mol Br2 và V có giá trị là:
A 0,14 M và 2,352 lít
B 0,04 M và 1,568 lít
C 0,04 M và 1,344 lít
D 0,14 M và 1,344 lít
- Câu 20 : Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon không no, mạch hở X thu được isopentan. Hãy cho biết có bao nhiêu hiđrocacbon thỏa mãn?
A 6
B 8
C 7
D 9
- Câu 21 : A là hỗn hợp khí gồm SO2 và CO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dung dịch KOH 1,5a M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là:
A m=203a
B m=193,5a
C m = 109,5a
D m=184a
- Câu 22 : Cho phản ứng : 3H2(khí) + Fe2O3 (rắn) <--> 2Fe + 3H2O (hơi) Nhận định nào sau đây là đúng?
A Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
B Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
C Thêm H2 vào hệcân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
D Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
- Câu 23 : Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết cho nhận (theo bát tử):
A NaNO3, K2CO3, HClO3, P2O5
B NH4Cl, SO2, HNO3, CO.
C KClO4, HClO, SO3, CO.
D NH4NO3, CO2, H2SO4, SO3.
- Câu 24 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 6 hạt. Hợp chất của X, Y có dạng:
A X2Y.
B XY2.
C X2Y3.
D X3Y2
- Câu 25 : Cho một số tính chất: Có cấu trúc polime dạng mạch nhánh (1); tan trong nước (2); tạo với dung dịch I2 màu xanh (3); tạo dung dịch keo khi đun nóng (4); phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6). Các tính chất của tinh bột là
A (1); (3); (4) và (6)
B (3); (4) ;(5) và (6)
C (1); (2); (3) và (4)
D (1); (3); (4) và (5)
- Câu 26 : Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá khử ?
A 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
B 4KClO3 → KCl + 3KClO4
C 2Na2O2+ 2H2O → 4NaOH + O2
D Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
- Câu 27 : Cho các chất sau: axit glutamic, valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin, metylamoni clorua, phenylamoni clorua. Số chất làm quỳ tím chuyển màu đỏ, màu xanh, không đổi màu lần lượt là:
A 3, 2, 3.
B 2, 2, 4.
C 3, 1, 4.
D 1, 3, 4.
- Câu 28 : Lấy 8,76 g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là:
A 0,12 lít
B 0,24 lít
C 0,06 lít
D 0,1 lít
- Câu 29 : Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn HCO3- + OH- → CO32- + H2O ?
A NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
B 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
C 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
D Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O
- Câu 30 : Cho phản ứng oxi hóa-khử sau :FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 → ….. Vậy các chất sản phẩm là : (chọn phương án đúng nhất)
A Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, Cl2, H2O
B Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, HCl, H2O
C FeSO4, MnSO4 , K2SO4, FeCl3, H2O
D FeCl3, Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, H2O
- Câu 31 : Trong quá trình điều chế khí oxi bằng phương pháp đẩy nước, muốn dừng thí nghiệm ta phải lưu ý điều gì?
A Rút nhanh đèn cồn ra khỏi ống nghiệm chứa hóa chất.
B Rút nhanh ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn.
C Khóa ngay đường ống dẫn khí.
D Thổi tắt ngay đèn cồn.
- Câu 32 : Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO2(k) + NO2(k) ⇌ SO3(k) + NO(k). Cho 0,11(mol) SO2, 0,1(mol) NO2, 0,07(mol) SO3 vào bình kín 1 lít. Khi đạt cân bằng hóa học thì còn lại 0,02(mol) NO2. Vậy hằng số cân bằng KC là:
A 18
B 0,05
C 23
D 20
- Câu 33 : Từ toluen muốn điều chế o-nitrobenzoic người ta thực hiện theo sơ đồ sau C6H5CH3 __+ X(xt, t0) → ( A ) ___+Y(xt, t0) → o-O2N-C6H4-COOH X, Y lần lượt là:
A KMnO4 và HNO3
B HNO3 và H2SO4
C HNO3 và KMnO4
D KMnO4 và NaNO2
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein