Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh năm 2015 - Trườn...
- Câu 1 : Cho các nhận định sau:(1) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng .(2) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.(3) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.(4) Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.(5) Hệ sinh thái nhân tạo có năng suất sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điểum khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên?
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 2 : Cho các sự kiện dưới đây:(1) Hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi(2) Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản(3) Hình thành tế bào sơ khai(4) Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.(5) Hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện .... (I) …, giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện ….(II)… và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện …(III)…
A I – (2), (4); II – (1), (5); III – (5).
B I – (2), (4); II – (1); III – (3), (5)
C I – (2), (4); II – (1), (3); III – (5)
D I – (4), (2), (1); II – (3); III – (5)
- Câu 3 : Trong điều kiện mỗi cặp gen quy định một tính trạng và tính trạng trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBbDdEe x aaBbDDee, loại các thể có ba tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
A 50%
B 25%
C 43,75%
D 37,5%
- Câu 4 : Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một hồ nước nông như sau:(1) Hồ nước nông biến đổi thành vùng nước trũng, xuất hiện một số loài và cây bụi(2) Hình thành các cây bụi và cây thân gỗ(3) Các chất lắng đọng tích tụ dần ở đáy làm cho hồ bị nông dần dẫn đến sự thay đổi về thành phần sinh vật theo hướng: sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các laoif động vật có kích thước lớn.(4) Hồ nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh sống ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước , rắn, cá, ốc, ….Hãy sắp xếp theo trật tự của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên?
A (4) (3) (2) (1)
B (3) (4) (1) (2)
C (1) (2) (3) (4)
D (4) (3) (1) (2)
- Câu 5 : Trong một khu vườn trồng cây có múi có các loài sinh vật với các mối quan hệ sau: loài kiến hôi đưa những con rệp cây lên chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuôi đuổi loài kiến hôi đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa:(1) rệp cây và cây có mùi;(2) rệp cây và kiến hôi; (3) kiến đỏ và kiến hôi;(4) kiến đỏ và rệp cây.Tên các quan hệ trên thao thứ tự là:
A (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hợp tác; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi
B (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hỗ trợ; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi
C (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi
D (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) hỗ trợ; (4) cạnh tranh.
- Câu 6 : Khi xét sự di truyền của một tính trạng. Đời F2 phân li kiểu hình với tỉ lệ 9:6:1 và 9:3:3:1. Điểm giống nhau giữa hai trường hợp trên là:(1) Kết quả phân li kiểu hình trong phép lai phân tích(2) Số kiểu hình xuất hiện ở F2(3) Điều kiện làm tăng biến dị tổ hợp(4) Tỉ lệ kiểu hình chiếm 9/16 đều do (A-B-)Phương án đúng là:
A (2) và (3)
B (1) và (2)
C (3) và (4)
D (4) và (1).
- Câu 7 : Cho các thành tựu tạo giống sau:(1) Tạo giống cà chua chậm chín(2) Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao.(3) Tạo giống hạt gạo màu vàng(4) Tạo giống cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây.(5) Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Mộc tuyền.Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 8 : Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là:
A 72
B 23
C 25
D 36
- Câu 9 : Để góp phần vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện những biện pháp nào sau đây?(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.(2) Giảm đến mức thấp nhất sự cạn kiệt tài nguyên không tái sinh.(3) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.(4) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, … trong nông nghiệp(5) Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản đang có.
A (1), (3), (5)
B (2), (3), (4)
C (1), (2), (3)
D (3), (4), (5).
- Câu 10 : Phát biểu nào dưới đây về các bệnh , tật di truyền là không chính xác?
A Có thể dự đoán được khả năng xuất hiện các loại bệnh, tật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B Đa số bệnh, tật di truyền hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
C Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh, tật di truyền thậm chí từ giai đoạn bào thai.
D Nhiều bệnh, tật di truyền phát sinh do đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
- Câu 11 : Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ:
A Thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường.
B ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể.
C Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường.
D Phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi trường sống.
- Câu 12 : Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao; ví dụ có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắn đen, trôi, chép, … Nhận định nào dưới đây là đúng nói về ứng dụng trên?
A Mục đích chủ yếu của ứng dụng này tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái, hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong ao.
B ứng dụng này dựa trên hiểu biết về sự phân bố giữa các cá thể trong quần thể với mục đich là tăng sự cạnh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
C ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích chủ yếu là tận dụng tối đa nguồn thức ăn, giảm cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật với nhau.
D ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích là tăng sự canh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
- Câu 13 : Có hai loài thực vật: loài A có bộ nhiễm sắc thể đơn bội là 18, loài B có bộ nhiễm sắc thể đơn bội là 12. Người ta tiến hành lai hai loài thực vật trên, kết hợp với đa bội hóa dạng lai thì thu được thể song nhị bội. Trong mỗi tế bào của thể song nhị bội thu được có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A 30
B 60
C 18
D 12
- Câu 14 : Một các thể có kiểu gen Bb De/dE giảm phân sinh ra giao tử bDe chiếm tỉ lệ 16%. Tần số hoán vị gen giữa gen D và E là
A 44%
B 18%
C 36%
D 28%
- Câu 15 : Ở một loài thực vật, xét cặp gen Aa nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen A có 301 nuclêôtit loại ađêmin, alen a có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Aa giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là
A Aaaa
B Aaa
C aaa
D Aaa
- Câu 16 : Thứ tự các giai đoạn trong quy trình chuyển gen bằng cách dúng plasmit làm thể truyền là:
A Phân lập ADN, tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào cho.
B Phân lập ADN, tách dòng ADN, cắt và nối ADN.
C Tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
D Cắt và nối ADN, tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
- Câu 17 : Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBddEe thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần và có kiểu gen như thế nào?
A 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; AaBBddEE; AABBddEe.
B 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; aaBBddEe; AABBddEe.
C 4 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aaBBddEE; aaBBddee.
D 4 dòng thuần - KG: AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee.
- Câu 18 : Bằng chứng tiến hóa nào sau đây cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh vật với điều kiện môi trường?
A Bằng chứng phôi sinh học so sánh
B Bằng chứng sinh học phân tử
C Bằng chứng tế bào học
D Bằng chứng giải phẫu học so sánh
- Câu 19 : Trong một thời gian dài, trong các sách hướng dẫn về các loài chim đã đã liệt kê chim chích Myrther và chim chích Audubon là hai loài khác nhau. Gần đây, 2 loài chim này lại được các nhà khoa học phân thành các dạng phương đông và dạng phương tây của cùng một loài chim chích phao câu vàng. Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về ví dụ trên?(1) Hai dạng chim chích trên sống ở các vùng địa lí khác nhau nên chúng thuộc hai loài khác nhau.(2) Chim chích phao câu càng phương đông và chim chích phao câu vàng phương tây có khu vực phân bố khác nhau.(3) Do thuộc cùng một loài, nên quân thể chim chích phao câu vàng phương đông và quần thể chim chích phao câu vàng phương tây có vốn gen chung và có thành phần kiểu gen giống nhau.(4) Trong tự nhiên, hai dạng chim chích này có sự cách li địa lí với nhau nên chúng ít gặp gỡ để giao phối với nhau và sinh ra con bất thụ.(5) Bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh hai dạng này thuộc cùng một loài là chúng có khả năng giao phối với nhau và đời con của chúng có sức sống , có khả năng sinh sản.(6) Vì hai dạng chim chích trên có cùng chung nhu cầu về thức ăn và rất giống nhau vè màu sắc nên chúng thuộc cùng một loài.
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 20 : Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong là do:
A Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của các cá thể
B Sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
C Khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với các cá thể cái nhiều hơn.
D Số lượng cá thể quá ít nên thường xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tòn tại của quần thể.
- Câu 21 : Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị và phát sinh thêm nhóm bò sát. Trong thời kì này, các côn trùng khổng lồ như gián dài, chuồn chuồn, nhện khổng lồ, … cũng phát triển mạnh. Đây là đặc điểm sinh vật ở kì ….(1)…., đại ….(2)….
A (1) Silua (2) cổ sinh
B (1) Tam điệp, (2) Trung sinh
C (1) Jura, (2) Trung sinh
D (1) Than đá, (2) Cổ sinh.
- Câu 22 : Khi nói về di nhập gen, phát biểu nào sau đây không đúng?(1) Sự nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.(2) Sự di cư có thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen, thành phần kiểu gen của quần thể.(3) Sự di cư và nhập cư làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng xác định, làm tăng dần tần số alen có hại, giảm dần tần số alen có lợi.(4) Quần thể được nhập gen sẽ luôn tăng đa dạng di truyền và quần thể có sự di gen sẽ luôn giảm đa dạng di truyền.
A (3) và (4)
B (1), (3)
C (1), (2)
D (2), (3)
- Câu 23 : Trong một quần thể ngẫu phối, khi các cá thể dị hợp tử chiếm ưu thế sinh sản, thì ở các thế hệ tiếp theo
A Các cá thể đồng hợp trội sẽ chiếm ưu thế.
B Các cá thể đồng hợp tử sẽ gia tăng.
C Các cá thể đồng hợp lặn sẽ chiếm ưu thế.
D Chỉ còn các cá thể dị hợp tử.
- Câu 24 : Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất?(1) Đặc điểm hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.(2) Hệ động thực vật ở đảo đại dương thường phong phú hơn ở đảo lục địa. Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo đại dương là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của cách li đại lí.(3) Các loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về nhiều đặc điểm chủ yếu là do chúng sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau hơn là do chúng có chung nguồn gốc.(4) Điều kiện tự nhiên giống nhau chưa phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau trên trái đất.
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 25 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh?
A Sinh vật kí sinh bao giờ cũng giết chết vật chủ
B Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt không có liên quan đến nhau.
C Sinh vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
D Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
- Câu 26 : Cho các nhân tố sau:(1) Chọn lọc tự nhiên(2) Giao phối không ngẫu nhiên(3) Các yếu tố ngẫu nhiên(4) Đột biến(5) Di – nhập gen.Nhân tố làm thay đổi tần số tương đối alen của quần thể rát chậm chạp và không có hướng xác định là (1)….; Nhân tố có thể làm tăng tần số tương đối alen có lợi một cách nhanh chóng theo một hướng xác định là (II)….
A (I) – (4), (5); (II) – (1), (2)
B (I) – (3), (4); (II) – (1)
C (I) – (4); (II) – (1), (2)
D (I) – (4); (II) – (1).
- Câu 27 : Ở một quần thể động vật giao phối có tần số tương đối alen A và a tại một locut tương ứng là 0,3 và 0,7. Theo các nghiên cứu cho thấy, những cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ có tỉ sống sót là 90% .Trong khi các cá thể có kiểu gen AA và Aa có tỉ lệ sống sót là 100%. Tỉ lệ phần trăm các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử của quần thể động vật này ở thế hệ tiếp theo là bao nhiêu?
A 42%
B 56, 48%
C 44%
D 43,52%
- Câu 28 : Phép lai hai tính trạng DdEe x DdEe, trong đó có một tính trạng trội là trội không hoàn toàn theo tỉ lệ kiểu hình ở con lai là:
A 3:3:1:1
B 1:2:2:4:1:2:1:2:1
C 9:3:3:1
D 3:6:3:1:2:1
- Câu 29 : Một gen có khối lượng là 372600 đvC, gen phiên mã 4 lần, mỗi bản phiên mã tạo ra đều có 6 riboxom tham gia dịch mã .mỗi ribôxôm dịch mã 2 lượt. Số lượt tARN tham gia vào quá trình dịch mã là:
A 4944
B 9936
C 9888
D 19872
- Câu 30 : Phân tử mARN của một tế bào nhân sơ có 2999 liên kết giữa đường riboozovà H3PO4 có tỉ lệ Am = 2 Um = 3Gm = 4 Xm Số lượng từng loại nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen đã phiên mã ra mARN trên?
A G = X = 840; A = T = 2160
B G= X = 420; A = T = 1080
C G= X = 540; A = T = 960
D G= X = 1080; A = T = 420
- Câu 31 : Ở người, nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
- Câu 32 : Cho các ví dụ minh họa sau:(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.(2) Các con cá sống trong cùng một ao.(3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật?
A 3
B 5
C 2
D 4
- Câu 33 : Cho biết mỗi cặp tính trạng do cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:(1) DdNn x ddnn (2) DDnn x ddNn (3) ddNn x ddNn (4) DDNn x DdNn Theo lí thuyết, đời con của những phép lai nào có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3:1?
A (1), (3)
B (2), (3)
C (3), (4)
D (1), (2)
- Câu 34 : Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđôn mở đầu (AUG) trên mẢN(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.(4) Côđôn thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđôn của phức hệ aa1 - tARN (aa1 : axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu)(5) Ribôxôm dịch đi 1 côđôn trên mARN theo chiều từ 5’ -> 3’(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1
A (2) (1) (3) (4) (6) (5)
B (5) (2) (1) (4) (6) (5)
C (1) (3) (2) (4) (6) (5)
D (3) (1) (2) (4) (6) (5)
- Câu 35 : Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể, quần thể phục hồi sẽ có tần số tương đối alen, thành phần kiểu gen khác xa quần thể gốc ban đầu.
B Đa số đột biến là có hại nhưng phần lớn ở trạng thái lặn và giá trị của đột biến còn thay đổi tùy tổ hợp gen, điều kiện môi trường nên đột biến là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
C Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối các alen và kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định, không đổi với áp lực lớn hơn nhiều so với áp lực của đột biến.
D Dù không làm thay đổi tần số tương đối alen nhưng vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể nên giao phối ngẫu nhiên vẫn được xem là nhân tố tiến hóa.
- Câu 36 : Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin, và có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T trở thành alen b. Alen b nhân đôi 5 lần liên tiếp thì số liên kết hydro được tạo thành ở lần nhân đôi thứ 4 là:
A 53985
B 57584
C 28792
D 25093
- Câu 37 : Ở một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội, hàm lượng ADN trong nhân là a (g). Trong trường hợp phân chia bình thường, khi tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I thì hàm lượng ADN trong nhân là:
A 0,5a (g)
B 1a (g)
C 2a (g)
D 4a (g)
- Câu 38 : Ở đại mạch, dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A Đảo đoạn
B lặp đoạn
C mất đoạn
D chuyển đoạn
- Câu 39 : Ở một loài động vật, cho con đực (XY) lông xám lai phân tích, đời con có tỉ lệ 50% con đực lông đen, 25% con cái lông xám, 25% con cái lông đen. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật:
A Trội hoàn toàn và liên kết với giới tính
B Trội hoàn toàn và di truyền theo dòng mẹ
C Tương tác bổ sung và liên kết giới tính
D Tương tác át chế và liên kết giới tính
- Câu 40 : Theo dõi một phép lai giữa các cá thể đa bội, người ta nhận thấy ở đời con có xuất hiện các cá thể mang kiểu gen aaa với tỉ lệ 1/6. Quá trình giảm phân của cả bố và mẹ trong cặp lai trên được xem là bình thường. Cặp bố mẹ nêu trên có thể có kiểu gen là:
A Aaa x Aaaa
B AAa x AAaa
C Aa x Aaaa
D Aa x Aaaa
- Câu 41 : Ở quy luật di truyền nào sau đây, gen không di truyền theo quy luật phân li của Menđen?
A Di truyền qua tế bào chất
B Hoán vị gen
C Di truyền liên kết giới tính
D Tương tác gen
- Câu 42 : Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận đúng về quần hể thực vật tự thụ phấn?(1) Quá trình tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.(2) Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.(3) Trong quá trình tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ, tần số tương đối của các kiểu gen không thay đổi nhưng cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi.(4) Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, khi các cá thể đồng hợp tử tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ thì luôn tạo ra các thế hệ con cháu có kiểu gen giống thế hệ ban đầu.(5) Trong quần thể thực vật tự thụ phấn, số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn, mỗi gen có nhiều alen nên quần thể rất kém đa dạng về kiểu hình.
A 3
B 5
C 2
D 4
- Câu 43 : Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền ở người sau đây:(1) Bệnh phêninkêto niệu(2) Bệnh ung thư máu(3) Tật có túm lông ở mép vành tai(4) Hội chứng Đao.(5) Hội chứng Tơcnơ (6) Bệnh máu khó đôngNhững bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A (1), (2), (5)
B (1), (2), (4), (6)
C (3), (4), (5), (6)
D (2), (3), (4), (6)
- Câu 44 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Xét phép lai Dd x dd, biết có hoán vị gen giữa 2 gen A và B. Đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A 14 kiểu gen, 4 kiểu hình
B 4 kiểu gen, 14 kiểu hình
C 20 kiểu gen, 8 kiểu hình
D 8 kiểu gen, 20 kiểu hình.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4