Trắc nghiệm Logic học có đáp án - Phần 4
- Câu 1 : Nếu phán đoán ~P → ~Q đúng thì mệnh đề nào sau đây cũng đúng?
A. P là điều kiện cần của Q.
B. Q là điều kiện cần của P.
C. P là điều kiện cần và đủ của Q.
D. P là điều kiện đủ của Q.
- Câu 2 : Nếu phán đoán P ↔ Q đúng thì mệnh đề nào sau đây cũng đúng?
A. P, Q là điều kiện cần và đủ của nhau.
B. P là điều kiện đủ của Q.
C. P là điều kiện cần của Q.
D. Q là điều kiện cần của P.
- Câu 3 : Tìm phán đoán tương đương logic với: ~a → b.
A. ~b → ~a.
B. a → ~b.
C. ~a → ~b.
D. ~b → a.
- Câu 4 : Tìm phán đoán tương đương logic với: a → ~b.
A. ~[a ∧ b].
B. ~a ∧ ~b.
C. ~[~a ∧ ~b].
D. a ∨ b.
- Câu 5 : Tìm phán đoán nào tương đương logic với: ~a → b.
A. ~a ∨ b.
B. ~a ∧ b.
C. a ∧ b.
D. a ∨ b.
- Câu 6 : Loại suy luận hợp logic nào đảm bảo chắc chắn kết luận xác thực nếu có các tiền đề xác thực?
A. Suy luận diễn dịch.
B. Suy luận quy nạp.
C. Suy luận tương tự.
D. Cả A, B và C.
- Câu 7 : Từ phán đoán “Một số sinh viên học giỏi logic học”, bằng phép đổi chất kết luận được rút ra là gì?
A. Số sinh viên còn lại học không giỏi logic học.
B. Một số người học giỏi logic học là sinh viên.
C. Không phải mọi sinh viên đều không phải là người không học giỏi logic.
D. Không thực hiện phép đổi chất được.
- Câu 8 : Thao tác logic đi từ một hay vài tiền đề có quan hệ logic với nhau để rút ra một kết luận được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Quy nạp hoàn toàn.
C. Suy luận.
D. Suy luận gián tiếp.
- Câu 9 : Thao tác logic đi từ 1 tiền đề để rút ra 1 kết luận được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Suy luận gián tiếp.
C. Quy nạp khoa học.
D. A, B, C đều sai.
- Câu 10 : Thao tác logic đi từ 2 tiền đề có quan hệ logic với nhau để rút ra một phán đoán mới làm kết luận được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Quy nạp hoàn toàn.
C. Suy luận gián tiếp.
D. A, B, C đều sai.
- Câu 11 : Các yếu tố logic của suy luận là gì?
A. Đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận.
B. Tiền từ, hậu từ và liên từ logic.
C. Chủ từ, vị từ, hệ từ và lượng từ.
D. Tiền đề, kết luận và cơ sở logic.
- Câu 12 : Thế nào là suy luận hợp logic?
A. SL tuân thủ mọi quy tắc logic hình thức.
B. SL từ tiền đề đúng và tuân thủ mọi quy tắc logic.
C. SL luôn đưa đến kết luận xác thực.
D. SL có lý nhưng luôn đưa đến kết luận sai lầm.
- Câu 13 : Thế nào là suy luận đúng?
A. Suy luận hợp logic.
B. Suy luận đưa đến kết luận đúng.
C. Suy luận hợp logic và xuất phát từ mọi tiền đề đều xác thực.
D. A, B, C đều đúng.
- Câu 14 : Thao tác logic đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên cùng chất, nhưng có vị từ và chủ từ đổi chỗ cho nhau được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Phép đổi chất.
C. Phép đổi chỗ.
D. Suy luận theo hình vuông logic.
- Câu 15 : Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là A thì kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E
D. A hay I
- Câu 16 : Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là I thì kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I hay A
C. E
D. I
- Câu 17 : Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là E thì kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E hay O
D. A hay I
- Câu 18 : Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là O thì kết luận hợp logic là gì?
A. A hay I
B. I
C. E hay O
D. Cả A, B và C đều sai
- Câu 19 : Thao tác logic đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên cùng lượng cùng chủ từ, nhưng khác chất và có vị từ là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm đóng vai trò vị từ của tiền đề được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Phép đổi chất.
C. Phép đổi chỗ.
D. Suy luận theo hình vuông logic.
- Câu 20 : Nếu tiền đề là A, dựa theo phép đổi chất, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E hay O
D. A hay I
- Câu 21 : Nếu tiền đề là I, dựa theo phép đổi chất, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. O
C. E
D. E hay I
- Câu 22 : Nếu tiền đề là E, dựa theo phép đổi chất, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. A hay I
- Câu 23 : Nếu tiền đề là O, dựa theo phép đổi chất, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E
D. A hay I
- Câu 24 : Thao tác logic đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên, khác chất, có chủ từ là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm đóng vai trò vị từ của tiền đề và vị từ là khái niệm đóng vai trò chủ từ của tiền đề được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Phép đổi chất.
C. Phép đổi chỗ.
D. Phép đổi chất và đổi chỗ.
- Câu 25 : Nếu tiền đề là A, dựa theo phép đổi chất và đổi chỗ, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E hay O
D. A hay I
- Câu 26 : Nếu tiền đề là I, dựa theo phép đổi chất và đổi chỗ, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. O
C. E
D. A, B, C đều sai.
- Câu 27 : Nếu tiền đề là E, dựa theo phép đổi chất và đổi chỗ, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E
D. A hay I
- Câu 28 : Nếu tiền đề là O, dựa theo phép đổi chất và đổi chỗ, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E
D. Không thực hiện được
- Câu 29 : Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: A → ~E ; E → ~A?
A. Mâu thuẫn.
B. Tương phản trên.
C. Tương phản dưới.
D. Lệ thuộc.
- Câu 30 : Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: ~O → I ; ~I → O?
A. Mâu thuẫn.
B. Tương phản trên.
C. Tương phản dưới.
D. Lệ thuộc.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4