Bài tập Phương pháp quy đổi trong hóa học cực hay...
- Câu 1 : Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3,0 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư thoát ra 0,56 lít ở đktc NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,52
B. 2,22
C. 2,62
D. 2,32
- Câu 2 : Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam rắn X gồm cả CuS, C2S và S bằng HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 81,55.
B. 104,20
C. 110,95.
D. 115.85
- Câu 3 : Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng dư thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung dịch Y lần lượt là:
A. 20,97% và 140 gam.
B. 37,50% và 140 gam.
C. 20,97% và 180 gam
D. 37,50% và 120 gam.
- Câu 4 : Cho l00ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được l,02g chất rắn. Thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng là:
A. 0,6 lít
B. 0,5 lít
C. 0,55 lít
D. 0,70 lít
- Câu 5 : Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối KCl tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
A. 8,94 gam.
B. 16, 7 gam.
C. 7,92 gam.
D. 12,0 gam
- Câu 6 : Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. A hòa tan vừa vặn trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3, bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Số mol NO bay ra là.
A. 0,01.
B. 0,04.
C. 0,03
D. 0,02
- Câu 7 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 mol FeS2và 0,003 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết lượng SO2 trên bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch X có pH = 2. Thể tích của dung dịch X là
A. 2,00 lít
B. 1,150 lít
C. 1,114 lít
D. 2,28 lít
- Câu 8 : Cho 18,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 vào 200 ml HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch D và còn lại 1,46 gam kim loại chưa tan. Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 2,7M.
B. 3,2M
C. 3,5M
D. 2,9M
- Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS, FeS2 trong dung dịch HNO3 thu được 0,48 mol NO2 và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là: trong dung dịch HNO3 thu được 0,48 mol NO2 và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:
A.11,65 gam.
B. 12,815 gam.
C. 13,98 gam.
D. 17,545 gam.
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 có khối lượng là 38,4 gam. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y chứa 25,4 gam muối FeCl2. Khối lượng muối FeCl3 trong dung dịch Y là:
A. 24,375 g.
B. 48,75 g.
C. 32,5 g.
D. 16,25 g
- Câu 11 : Hỗn hợp X gồm Mg, MgS và S. Hòa tan hoàntoàn m gam X trong HNO3 đặc, nóng thu được 2,912 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y được 46,55 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 4,8 gam.
B. 7,2 gam.
C. 9,6 gam.
D. 12,0 gam.
- Câu 12 : Hỗn hợp bột X gồm Zn, ZnS và S. Hòa tan hoàn toàn 17,8 gam X trong HNO3 nóng, dư thu được V lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ Ba(OH)2 vào Y thấy lượng kết tủa tối đa thu được là 54,9gam. Giá trị của V là:
A. 8,96.
B. 20,16
C. 17,048.
D. 29,12.
- Câu 13 : Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 27,8 gồm butan, metylxiclopropan, but-2-en, etylaxetilen và đivinyl. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 34,50 g.
B. 36,66 g.
C. 37,20 g
D. 39,90 g.
- Câu 14 : Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 100 ml
B. 150 ml
C. 200 ml.
D. 250 ml.
- Câu 15 : Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là:
A. 55,83% và 44,17%.
B. 58,53% và 41,47%.
C. 53,58% và 46,42%.
D. 52,59% và 47,41%
- Câu 16 : Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit (đều chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm -COOH) có mạch C không phân nhánh, đồng đẳng liên tiếp nhau. Cho 16,4 gam X tác dụng với 220 ml dung dịch HCl 1M (lấy dư) được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch NaOH 3M. Công thức cấu tạo của 2 aminoaxit là:
A. H2N-CH2-CH2-COOH và H2N-(CH2)3-COOH.
B. H2N-(CH2)3-COOH và H2N-(CH2)4-COOH.
C. H2N-CH2-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)5-COOH.
- Câu 17 : Cho m gam một - aminoaxit tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A cần 0,4 mol HCl. Công thức cấu tạo của - aminoaxit đã cho là:
A. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
B. CH3-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. CH3-(CH2)3-CH(NH2)-COOH.
- Câu 18 : Cho 15 gam axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với các chất tan trong X cần 160 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 31,1 g.
B. 19,4 g.
C. 26,7 g.
D. 11,7g.
- Câu 19 : Cho 169 gam oleum vào 200 gam dung dịch H2SO449,6% ta được dung dịch mới có nồng độ 80%. Công thức của oleum là:
A. H2SO4.2SO3.
B. H2SO4.4SO3.
C. H2SO4.5SO3.
D. H2SO4.3SO3.
- Câu 20 : Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO496,4% thu được 1 loại oleum có phần trăm khối lượng SO3 là 40,82%. Giá trị của m là:
A. 104.
B. 80.
C. 96.
D. 98.
- Câu 21 : Hỗn hợp khí SO2 và O2 có ti khối so vói CH4 bằng 3. Cần bao nhiêu lít O2 vào 201 hỗn hợp khí đó để cho tỉ khối với CH4 bằng 2,5
A. 10.
B. 20.
C. 30.
D. 40.
- Câu 22 : Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS, Cu trong 500ml dung dịch HNO31M, Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất là NO. Giá trị của m là:
A. 5,92.
B. 4,96.
C. 9,76.
D. 9,12.
- Câu 23 : Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 137,1.
B. 151,5.
C. 97,5.
D. 108,9.
- Câu 24 : Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là:
A. 65,00%.
B. 46,15%.
C. 35,00%.
D. 53,85%.
- Câu 25 : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4đặc nóng, thoát ra 4,48 lít khi SO2duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm NH3dư vào Y thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị m là
A.16,8.
B. 17,75.
C. 25,675.
D. 34,55.
- Câu 26 : Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 49,09.
B. 34,36.
C. 35,50.
D. 38,72.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein