tổng ôn bài tập thủy luyện
- Câu 1 : Phương pháp thủy luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất nào:
A Muối ở dạng khan
B Dung dịch muối
C Oxit kim loại
D Hidroxit kim loại
- Câu 2 : Muốn điều chế Pb theo phương pháp thủy luyện người ta cho kim loại nào vào dung dịch Pb(NO3)2 :
A Na
B Cu
C Fe
D Ca
- Câu 3 : Cho Al tác dụng với hỗn hợp X gồm: Zn(NO3)2; Cu(NO3)2; và AgNO3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm 2 kim loại. 2 kim loại đó là:
A Ag, Cu
B Zn, Ag
C Cu, Zn
D Al, Cu
- Câu 4 : Cho Fe tác dụng với hỗn hợp X gồm: Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối duy nhất. Công thức của muối là:
A AgNO3
B Fe(NO3)2
C Cu(NO3)2
D Fe(NO3)3
- Câu 5 : Ngâm 1 lá Zn trong 500ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Ag?
A 54 gam
B 27 gam
C 45 gam
D 108 gam
- Câu 6 : Cho Zn vào hỗn hợp muối Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3 . Sau phản ứng thu được 3 kim loại là
A Fe, Cu, Ag
B Zn, Fe, Cu
C Zn, Cu, Ag
D Zn, Ag, Fe
- Câu 7 : Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch ZnCl2 1 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại tăng 4,1g. Kim loại M là
A Al.
B Mg.
C Zn.
D Cu.
- Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam bột Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol Cu(NO3)2 và 0,15 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng:
A 36 gam.
B 30,6 gam.
C 44,05 gam.
D 54,3 gam.
- Câu 9 : Cho 19,5 g Zn vào dung dịch chứa 0,01 mol Ag+ ,0,25mol Cu2+. .Khối lượng chất rắn thu được là?
A 20,005
B 20,5
C 20,05
D 25
- Câu 10 : Nhúng một thanh sắt nặng 50 gam gam vào V ml dung dịch CuSO4 0,5M, sau phản ứng lấy thanh sắt ra rửa, làm khô, đem cân thấy nặng 51,2 gam. Giá trị của V là:
A 100
B 200
C 300
D 400
- Câu 11 : Cho một thanh sắt nặng 50 gam vào 300ml dung dịch CuSO4 1 M. Khi phản ứng xảy ra xong thì khối lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung dịch và sấy khô là
A 47,6 gam.
B 2,4 gam.
C 56,6 gam.
D 52,4 gam.
- Câu 12 : Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dd CuSO4 0,6M sau khi lấy thanh M ra khỏi dd thấy khối lượng tăng 8 g, nồng độ CuSO4 gỉam còn 0,4M. Xác định M?
A Zn
B Fe
C Mg
D Ca
- Câu 13 : Cho 16,7 gam hỗn hợp Fe, Al vào 350 ml dung dịch CuSO4 1M phản ứng hoàn toàn thu được 25,2 gam hỗn hợp rắn B gồm 2 kim loại. % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp là?
A 12,53%
B 17,16%
C 40%
D 16,17%
- Câu 14 : Hòa tan một hỗn hợp chứa 0,3 mol Znvà 0,2 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,45 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng:
A 44,6 gam.
B 46,6 gam.
C 68,8 gam.
D 44,8 gam.
- Câu 15 : Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm0,2 mol CuSO4 và 0,3 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,864m gam hỗn hợp kimloại. Giá trị của m là
A 45
B 40
C 30
D 50
- Câu 16 : Cho 1 lượng hỗn hợp bột Mg vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lớn hơn khối lượng bột Mg ban đầu là 5,2 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 14,25 gam một muối khan duy nhất. Khối lượng CuCl2 trong X là:
A 7,65 gam
B 6,75 gam
C 5,76 gam
D 5,67gam
- Câu 17 : Hỗn hợp X gồm: 6,5 gam Zn; 5,6 gam Fe và 5,4 gam Al tác dụng với 1 lít dung dịch AgNO3 1M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A 77,6 gam
B 108 gam
C 86,4 gam
D 46,7 gam
- Câu 18 : Cho m gam Al vào dung dịch chứa 0,15 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A 2,88.
B 2,43.
C 5,04.
D 4,32.
- Câu 19 : Cho 1,58g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch B và 1,92g chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao, thu được 0,7g chất rắn D gồm 2 oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Thành phần % theo khối lượng của Mg và nồng độ mol/lít của dung dịch CuCl2
A 11,4% và 0,1 M
B 11,4% và 0,2 M
C 14% và 0,1 M
D 14% và 0,2 M
- Câu 20 : R, X và Y là các kim loại hóa trị II. Khối lượng nguyên tử tương ứng là r, x và y. Nhúng 2 thanh kim loại R cùng khối lượng: Thanh R thứ nhất vào dung dịch muối nitrat của X và thanh R thứ hai vào dung dịch muối nitrat của Y. Người ta nhận thấy khi số mol muối nitrat của R trong 2 dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất giảm a% và thanh thứ hai tăng b% (giả sử tất cả kim loại X và Y bám vào thanh R). Biểu thức tính r theo x, y, a và b
A $r = \frac{{ay + b{\text{x}}}}{{a + b}}$
B $r = \frac{{ay - b{\text{x}}}}{{a + b}}$
C $r = \frac{{ay + b{\text{x}}}}{{a - b}}$
D $r = \frac{{ay - b{\text{x}}}}{{a - b}}$
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein