bài tập nhiệt nhôm
- Câu 1 : Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m ?
A 0,540gam
B 0,810gam
C 1,080 gam
D 1,755 gam
- Câu 2 : Khử 16g sắt (III) oxit bằng bột nhôm ( phản ứng nhiệt nhôm). Tính khối lượng bột nhôm để khử hoàn toàn lượng oxit sắt?
A 0,54gam
B 0,81gam
C 5,4 gam
D 2,7 gam
- Câu 3 : Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Khối lượng các chất trong A là?
A mAl = 2,7g, mFe2O3 = 1,12g
B mAl = 5,4g, mFe2O3 = 1,12g
C mAl = 2,7g, mFe2O3 = 11,2g
D mAl = 5,4g, mFe2O3 = 11,2g
- Câu 4 : Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng HCl thu được 10,752 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A 80%
B 20%
C 60%
D 40%
- Câu 5 : Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là
A 5,6 gam.
B 22,4 gam.
C 11,2 gam.
D 16,6 gam.
- Câu 6 : Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y . khối lượng kim loại trong Y là:
A 5,6 gam
B 22,4 gam
C 11,2 gam
D 16,6 gam
- Câu 7 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 0,35 mol Al với 0,3 mol Fe2O3 thu được 0,2 mol Fe. Hiệu suất của phản ứng là :
A 66,67%
B 57,14%
C 83,33%
D 68,25%
- Câu 8 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là
A Fe3O4 và 2,76 gam.
B Fe3O4 và 6,96 gam.
C FeO và 7,20 gam.
D Fe2O3 và 8,00 gam.
- Câu 9 : Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là
A Fe3O4 và 28,98.
B Fe2O3 và 28,98.
C Fe3O4 và 19,32.
D FeO và 19,32.
- Câu 10 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al, và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2(dkc).Sục khí CO2 dư vào Y thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đkc, là sp khử duy nhất của H2SO4). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A 6,29
B 6,48
C 6,96
D 5,04
- Câu 11 : Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: • Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).• Phần 2: Tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).Giá trị của m là:
A 22,75 gam
B 21,40 gam
C 29,40 gam
D 29,43 gam
- Câu 12 : Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 45,6 gam
B 57,0 gam
C 48,3 gam
D 36,7 gam
- Câu 13 : Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al (H=100%) thu đựoc hỗn hợp Y. Lượng dung dịch xút tối đa để phản ứng với Y là 100ml nồng độ 0,8M và khi đó được 806,4ml H2 (đkc). Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X.
A
B
C
D
- Câu 14 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp bột X (gồm Al và một oxit sắt) sau phản ứng thu được 16,38 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thu được phần không tan Z và 3,36 lít khí (đktc). Cho Z tan hoàn toàn trong 40,5 gam dung dịch H2SO4 98% (nóng, vừa đủ) thu được khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al ban đầu và công thức oxit sắt là
A 6,12 gam và Fe2O3.
B 5,94 gam và Fe2O3.
C 6,12 gam và Fe3O4.
D 5,94 gam và Fe3O4.
- Câu 15 : Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng) thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,02 mol một khí duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 14,15 gam.
B 15,35 gam.
C 15,78 gam.
D 14,58 gam.
- Câu 16 : Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4. Nung A trong khí trơ, nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ hỗn hợp B, trộn đều, chia làm hai phần không bằng nhau:+ Phần 1 (phần ít): Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2. Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí.+ Phần 2 (phần nhiều): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí.Giá trị của m và thành phần phần trăm khối lượng của một chất có trong hỗn hợp A (thể tích các khí đo ở đktc) gần giá trị nào nhất sau đây?
A 22 và 63%.
B 23 và 64%.
C 23 và 37%.
D 22 và 36%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein