bài tập về crom, đồng và hợp chất
- Câu 1 : Muốn điều chế được 156 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm thì khối lượng nhôm cần dùng là
A 27 gam
B 54 gam
C 81gam
D 108 gam
- Câu 2 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa 0,02 mol Fe(NO3)3. Khi muối sắt bị khử hết thì khối lượng thanh Cu sẽ
A không thay đổi.
B giảm 0,64 gam.
C giảm 1,92 gam.
D giảm 0,80 gam.
- Câu 3 : Hòa tan hỗn hợp Cu và Fe3O4 từ ở dạng bột theo tỉ lệ mol 2: 1 bằng dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được dung dịch X và chất rắn Y. Chất tan có trong dung dịch X gồm
A FeCl2; FeCl3.
B FeCl3.
C FeCl2.
D FeCl2; CuCl2.
- Câu 4 : Cho phản ứng:K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 +Fe2(SO4)3 +H2O. Hệ số cân bằng củaFeSO4 là
A 10
B 6
C 8
D 4
- Câu 5 : Cho 9,6 gam Cu tác dụng với HNO3 đặc thu được V lít khí NO2 ở đktc.Giá trị của V là
A 2,24
B 4,48
C 5,6
D 6,72
- Câu 6 : Cho 29,4 gam K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,12 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng thu được m gam muốiGiá trị của m là
A 58,84g
B 77,4g
C 88,54 g
D 69,4g
- Câu 7 : Cho 1,92 gam bột Cu tác dụng với 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,4M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A 1,792
B 0,746
C 0,672
D 0,448
- Câu 8 : Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A 9,40 g.
B 11,28 g.
C 8,60 g.
D 20,50 g.
- Câu 9 : Thêm 0,1 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,05 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
A 5,6 gam
B 5,15 gam
C 5,5 gam
D 10,3 gam
- Câu 10 : Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là:
A 0,96 gam
B 1,92 gam
C 3,84 gam
D 7,68 gam
- Câu 11 : Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là:
A 0,065 gam
B 0,520 gam
C 0,560 gam
D 1,015 gam
- Câu 12 : Lượng HCl và K2Cr2O7 tương ứng cần sử dụng để điều chế 13,44 lít khí Cl2 (đktc) là:
A 0,6 mol và 0,3 mol
B 2,8 mol và 0,2 mol
C 2,8 mol và 0,4 mol
D 2,6 mol và 0,1 mol
- Câu 13 : Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là
A 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr
B 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr
C 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr
D 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
- Câu 14 : Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0M thoát ra a lít NO. Nếu cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0M và H2SO4 0,5 M thoát b lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b là
A b = a.
B b = 2a.
C 2b = 5a.
D 2b = 3a
- Câu 15 : Nung hỗn hợp gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn. cho toàn bộ chất rắn phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lít khí H2 đktc. Giá trị của V là
A 7,84
B 4,48
C 3,36
D 10,08
- Câu 16 : Cho 40g kim loại M dư có hóa trị 2 vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,25M, phản ứng hoàn toàn thu được 36,425g chất rắn không tan. Kim loại M là
A Ni
B Pb
C Fe
D Zn
- Câu 17 : Đốt cháy hoàn toàn m gam CuS trong khí oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng bằng (m – 4,8) gam. Nung X với khí NH3 dư tới khi khối lượng không đổi được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí Z (đktc) khí không màu nặng hơn oxi . Giá trị của m và V là
A 19,2g; 1,12 lít
B 28,8g;1,68 lít
C 24,0g; 1,68 lít
D 28,8g; 1,12 lít
- Câu 18 : Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra cân thấy khối lượng tăng 4 gam và thu được 1,12 lít khí (đktc). Giả sử toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào thanh Mg. Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a là
A 1,0g và a = 1M
B 4,2g và a = 1M.
C 3,2g và 2M.
D 4,8g và 2M.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein