Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT C...
- Câu 1 : Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen ?
A H2S.
B SO2.
C SO3.
D O2.
- Câu 2 : Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A C3H7CHO.
B C2H5CHO.
C HCHO.
D C4H9CHO.
- Câu 3 : Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?
A Anilin.
B Glyxin.
C Metylamin.
D Etanol.
- Câu 4 : Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC ?
A CH2=CHCl.
B CH2=CH2.
C CHCl=CHCl.
D CH≡CH.
- Câu 5 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A 24,2 gam.
B 18,0 gam.
C 42,2 gam.
D 21,1 gam.
- Câu 7 : Số đồng phân ancol là hợp chất bền ứng với công thức phân tử C2H6Ox là
A 4
B 5
C 2
D 3
- Câu 8 : Salbutamol là một chất hữu cơ có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Hiện nay, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đã trộn thuốc này vào thức ăn gia súc để lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn và màu sắc thịt đỏ đẹp hơn, ... gây ra rất nhiều lo lắng, bức xúc đối với người tiêu dùng. Thành phần % về khối lượng các nguyên tố C, H, O, N trong salbutamol lần lượt là 65,27%; 8,79%; 20,08%; 5,86%. Xác định công thức phân tử của salbutamol
A C26H40N2O6.
B C13H21NO3.
C C7H11NO2.
D C13H23NO3.
- Câu 9 : Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là
A 2,70 gam.
B 5,40 gam.
C 8,10 gam.
D 1,35 gam.
- Câu 10 : Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là
A +6.
B +3.
C +2.
D +4.
- Câu 11 : Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2 ?
A Propyl axetat.
B Etyl axetat.
C Vinyl axetat.
D Phenyl axetat.
- Câu 12 : Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau :Phát biểu nào sau đây không đúng :
A Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.
B Có thể thay MnO2 bằng K2Cr2O7.
C Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.
D Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO khan.
- Câu 13 : Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A 2,0 gam.
B 8,5 gam.
C 2,2 gam.
D 6,4 gam.
- Câu 14 : Cho dãy các ion kim loại: K+, Ag+, Fe3+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A Cu2+.
B Ag+.
C Fe3+.
D K+.
- Câu 15 : Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta cần dùng thuốc thử nào sau đây ?
A Dung dịch HCl.
B Dung dịch NaOH.
C Natri.
D Quỳ tím.
- Câu 16 : Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây ?
A Al2O3.
B MgO.
C CaO.
D CuO.
- Câu 17 : Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây: Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là
A 1 : 10.
B 1 : 12.
C 1 : 8.
D 1 : 6.
- Câu 18 : Trong số các tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A Tơ tằm và tơ enang.
B Tơ nilon-6,6 và tơ capron.
C Tơ visco và tơ nilon-6,6.
D Tơ visco và tơ axetat.
- Câu 19 : Hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Người ta cho thêm 10 gam MnO2 vào 39,4 gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung dịch AgNO3 lấy dư thu được 67,4 gam chất rắn. Lấy 1/3 lượng khí P sục vào dung dịch chứa 0,5mol FeSO4 và 0,3mol H2SO4 thu được dung dịch Q. Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Q thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là
A 238,2 gam.
B 185,3 gam.
C 212,4 gam.
D 197,5 gam.
- Câu 20 : Khi thủy phân hoàn toàn một peptit X (M = 293 g/mol) thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2CH(NH2)COOH). Cho 5,86 gam peptit X tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 0,1M (đun nóng) thu đuợc dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dung dịch chứa m gam NaOH (đun nóng). Giá trị của m là
A 2,8 gam.
B 2 gam.
C 3,6 gam.
D 4 gam.
- Câu 21 : Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng?
A Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.
B Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
C NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
D Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.
- Câu 22 : Hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít SO2 (đktc). Tính khối lượng Fe có trong m gam hỗn hợp X
A 5,6 gam.
B 8,4 gam.
C 6,72 gam.
D 2,8 gam.
- Câu 23 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ VN2 : VO2 = 4:1 thì giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A 90,0.
B 50,0.
C 5,0.
D 10,0.
- Câu 24 : Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và Zn(NO3)2 0,l5M với cường độ dòng điện I = 1,34 A trong 72 phút. Số gam kim loại thu được ở catot sau điện phân là
A 3,775 gam.
B 2,80 gam.
C 2,48 gam.
D 3,45 gam.
- Câu 25 : X là:
A CH2=CHCOOC2H5.
B CH2=C(CH3)COOC2H5.
C C2H5COOC2H5.
D C6H5COOC2H5.
- Câu 26 : Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Trong số các chất đã cho, số cặp chất có thể tác dụng với nhau là
A 7 cặp.
B 8 cặp.
C 9 cặp.
D 6 cặp.
- Câu 27 : Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O2 thì thu được 17,472 lít CO2 và 11,52 gam nước. Mặt khác m gam X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol hỗn hợp ancol. Biết X không tham gia phản ứng tráng bạc. Giá trị V là bao nhiêu ? (Các khí đo ở đktc)
A 21,952 lít.
B 21,056 lít.
C 20,384 lít.
D 19,600 lít.
- Câu 28 : Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là
A 43,5.
B 64,8.
C 53,9.
D 81,9.
- Câu 29 : Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 29,1.
B 34,1.
C 27,5.
D 22,7.
- Câu 30 : Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A 32,4 gam.
B 21,6 gam.
C 54,0 gam.
D 43,2 gam.
- Câu 31 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Mg tới dư vào dung dịch FeCl3. (2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư. (3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Nhiệt phân AgNO3.(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng. Thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc phản ứng là
A (1), (2), (3), (4).
B (1), (3), (4), (5).
C (2), (5).
D (1), (3), (4).
- Câu 32 : Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức C8H10O2 có bao nhiêu đồng phân X vừa phản ứng với NaOH vừa thỏa mãn điều kiện theo chuỗi sau : X Y Polime ?
A 3
B 2
C 6
D 4
- Câu 33 : Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Phần trăm về số mol của C4H6 trong T là
A 8,333%.
B 22,220%.
C 9,091%.
D 16,670%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein