vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Trãi -...
- Câu 1 : Người ta kéo một vật hình trụ đặc đồng chất khối lượng m từ dưới đáy hồ lên trên như hình vẽ 1. Vận tốc của vật trong quá trình kéo là không đổi v = 0,2 m/s. Trong 50 giây tính từ lúc bắt đầu kéo công suất của lực kéo bằng 7000W, trong 10 giây tiếp theo công suất của lực kéo tăng từ 7000W đến 8000W, sau đó công suất của lực kéo không đổi bằng 8000W. Biết trọng lượng riêng của nước là d0 = 10000 N/m3, bỏ qua mọi ma sát, khối lượng ròng rọc và lực cản của nước. Coi độ sâu của nước trong hồ không thay đổi trong quá trình kéo vật. Hãy tính :a. Khối lượng m và khối lượng riêng của vậtb. Áp lực do cột nước tác dụng lên mặt trên của vật.
- Câu 2 : Hai bình nhiệt lượng kế A và B, bình A chứa lượng nước có khối lượng m1 và một quả cầu kim loại khối lượng m3 ở nhiệt độ 1000C, bình B chứa lượng nước có khối lượng m2 ở nhiệt độ 200C. Nếu lấy quả cầu từ bình A thả vào bình B, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình B là t1 = 250 C. Sau đó lấy quả cầu từ bình B thả trở lại vào bình A, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình A là t2 = 900C. Cho rằng chỉ có nước trong các bình và quả cầu trao đổi nhiệt cho nhau.a. Lấy quả cầu từ bình A thả vào bình B lần thứ 2, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình B là bao nhiêu ?b. Sau khi thả quả cầu từ bình A vào bình B lần thứ 2, đổ cả nước trong bình B và quả cầu vào bình A thì nhiệt độ khi cân bằng của nước bằng bao nhiêu ?
- Câu 3 : Cho mạch điện như hình vẽ 2. Biết R1 = 12Ω, R2 = 9Ω,R3 là một biến trở, R4 = 6Ω. Đặt vào A,B một hiệu điện thế không đổi U = 24V. Cho điện trở của ampe kế và các dây nối không đáng kể. a. Cho R3 = 6Ω. Tìm số chỉ của ampe kếb. Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn.Tìm R3 để số chỉ của vôn kế là 16VNếu cho R3 giảm thì số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào.
- Câu 4 : Cho mạch điện như hình vẽ 3. Đặt vào hai điểm A,B một hiệu điện thế không đổi U = 6V. Các điện trở R1 = 1,5Ω, R2 = 3Ω, bóng điện có điện trở R3 = 3Ω. RCD là một biến trở con chạy. Coi điện trở bóng đèn không thay đổi theo nhiệt độ, điện trở của ampe kế và các dây nối không đáng kể. a. Khóa K đóng, dịch chuyển con chạy đến khi M trùng C thì đèn sáng bình thường. Xác định số chỉ ampe kế, hiệu điện thế và công suất định mức của đèn.b. Khóa K mở, dịch chuyển con chạy M đến vị trí cho RCM = 1Ω thì cường độ dòng điện qua đèn là 4/9 A. Tìm điện trở của biến trở.c. Thay đổi biến trở ở trên bằng một biến trở khác có điện trở 16Ω. Đóng khóa K. Xác định vị trí con chạy M để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt giá trị lớn nhất.
- Câu 5 : Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f, A nằm trên trục chính cách thấu kính đoạn d1, ta được ảnh A1B1 cao bằng nửa vật. Dịch chuyển vật dọc theo trục chính lại gần thấu kính đoạn 20 cm ta thấy ảnh A2B2 là ảnh thật cách A1B1 một đoạn 10 cm.a. Tính f và d1b. Giữ vật AB cố định, di chuyển thấu kính lại gần vật từ vị trí cách vật đoạn d1 đến vị trí các vật đoạn 0,5d1. Tính quãng đường ảnh di chuyển
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn