Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 5
- Câu 1 : Người có GPLX mô tô hạng A1 không được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
A. Xe mô tô có dung tích xi-lanh 125 cm3.
B. Xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên.
C. Xe mô tô có dung tích xi-lanh 100 cm3.
- Câu 2 : Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Người tham gia giao thông ở hướng đối diện cảnh sát giao thông được đi, các hướng khác cần phải dừng lại.
B. Người tham gia giao thông được rẽ phải theo chiều mũi tên màu xanh ở bục cảnh sát giao thông.
C. Người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại trừ các xe đã ở trong khu vực giao nhau.
D. Người ở hướng đối diện cảnh sát giao thông phải dừng lại, các hướng khác được đi trong đó có bạn.
- Câu 3 : Bạn đang lái xe trên đường hẹp, xuống dốc và gặp một xe đang đi lên dốc, bạn cần làm gì?
A. Tiếp tục đi vì xe lên dốc phải nhường đường cho mình.
B. Nhường đường cho xe lên dốc.
C. Chỉ nhường đường khi xe lên dốc nháy đèn.
- Câu 4 : Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?
A. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn.
B. Không được phép.
C. Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
- Câu 5 : Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không được vượt quá bao nhiêu km/h?
A. 50 km/h.
B. 40 km/h.
C. 60 km/h.
- Câu 6 : Tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải xử lý như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Tăng tốc độ qua đường giao nhau để đi trước xe đi trên đường ưu tiên.
B. Giảm tốc độ qua đường giao nhau để đi trước xe đi trên đường ưu tiên.
C. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên từ bất kỳ hướng nào tới.
- Câu 7 : Trong các hành vi dưới đây, người lái xe mô tô có văn hóa giao thông phải ứng xử như thế nào?
A. Điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, cài quai đúng quy cách.
B. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông.
C. Điều khiển xe và đội mũ bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
- Câu 8 : Để đạt được hiệu quả phanh cao nhất, người lái xe mô tô phải sử dụng các kỹ năng như thế nào dưới đây?
A. Sử dụng phanh trước.
B. Sử dụng phanh sau.
C. Giảm hết ga; sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước.
- Câu 9 : Biển nào dưới đây xe gắn máy được phép đi vào?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Cả 2 biển.
- Câu 10 : Biển nào cho phép xe rẽ trái?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Không biển nào.
- Câu 11 : Gặp biển nào xe lam, xe xích lô máy được phép đi vào?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
- Câu 12 : Biển nào báo hiệu “Đường dành cho xe thô sơ”?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
- Câu 13 : Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường không ưu tiên”?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Biển 2 và 3.
- Câu 14 : Biển nào báo hiệu “Đường hai chiều”?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
- Câu 15 : Biển nào báo hiệu “Đường một chiều”?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Cả hai biển.
- Câu 16 : Biển nào báo hiệu “Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật”?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
- Câu 17 : Vạch dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng.
B. Báo cho người điều khiển được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
C. Dùng để xác định vị trí giữa các phương tiện trên đường.
- Câu 18 : Trong trường hợp này xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
A. Xe tải.
B. Xe con và mô tô.
C. Cả ba xe.
D. Xe con và xe tải.
- Câu 19 : Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là loại đường gì?
A. Đường không ưu tiên.
B. Đường tỉnh lộ.
C. Đường quốc lộ.
D. Đường ưu tiên.
- Câu 20 : Khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
B. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
- Câu 21 : Trong trường hợp đặc biệt, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?
A. Phải đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất đó cung cấp.
B. Phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
C. Phải là xe đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.
- Câu 22 : Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?
A. Được phép.
B. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng.
C. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng.
D. Không được phép.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4