Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : Trong thí nghiệm ép nước theo phương pháp Lugeon, đơn vị Lugeon được hiểu như thế nào:
A. Lưu lượng tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m đoạn ép, dưới áp lực 100 m cột nước
B. Lưu lượng tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m chiều dài đoạn ép, dưới áp lực 10 m cột nước
C. Lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m chiều dài đoạn ép, dưới áp lực 50 m cột nước
D. Lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên chiều dài đoạn ép trong lỗ khoan thí nghiệm, dưới áp lực 100 m cột nước
- Câu 2 : Hiện tượng carst chỉ có thể phát triển khi phải hội đủ những điều kiện nào:
A. Đá phải có tính hòa tan; nước phải có tính hòa tan và đá phải nứt nẻ
B. Đá phải có tính hòa tan; nước phải có tính hòa tan
C. Đá phải nứt nẻ, có tính thấm nước, nước có khả năng vận động
D. Phương án b và c
- Câu 3 : Hiện tượng carst phát triển theo những quy luật nào:
A. Phát triển giảm dần theo chiều sâu
B. Phát triển mạnh hơn ở khu vực đường phân thủy và yếu hơn ở gần thung lũng sông
C. Phát triển mạnh hơn ở gần thung lũng sông và yếu hơn ở khu vực đường phân thủy
D. Phương án a và c
- Câu 4 : Nếu gọi γc là khối lượng thể tích đơn vị đất khô và γ là khối lượng thể tích đơn vị, thì độ chặt của đất (hệ số đầm chặt) được hiểu là:
A. Tỷ số giữa γc thí nghiệm ở hiện trường và γcmax của cùng loại đất thí nghiệm trong phòng.
B. Tỷ số giữa γ thí nghiệm ở hiện trường và γcmax của cùng loại đất thí nghiệm trong phòng.
C. Tỷ số giữa γ thí nghiệm ở hiện trường và γmax của cùng loại đất thí nghiệm trong phòng.
D. Tỷ số giữa γc thí nghiệm ở hiện trường và γmax của cùng loại đất thí nghiệm phòng.
- Câu 5 : Những chỉ tiêu nào cho phép đánh giá trực tiếp mức độ nén lún và biến dạng của đất:
A. Áp lực tiền cố kết (Pc), chỉ số nén (Cc)
B. Hệ số cố kết (Cv), Hệ số nén lún (a)
C. Hệ số nén lún (a), chỉ số nén (Cc) và mô đun biến dạng (E)
D. Hệ số quá cố kết (OCR), mô đun biến dạng (E)
- Câu 6 : Trong các biểu đồ quan hệ lập từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc, biểu đồ quan hệ nào được sử dụng để trực tiếp xác định sức chịu tải giới hạn của cọc:
A. Biểu đồ quan hệ chuyển vị - tải trọng – thời gian
B. Biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị
C. Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian của các cấp gia tải
D. Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian
- Câu 7 : Độ ẩm giới hạn chảy có thể được xác định bằng những phương pháp nào:
A. Lăn đất thành que đường kính 3mm và bề mặt bắt đầu bị rạn nứt và đưa đi xác định độ ẩm
B. Xác định bằng quả dọi thăng bằng, sau đó mang đi xác định độ ẩm
C. Xác định theo phương pháp Casagrande, sau đó mang đi xác định độ ẩm
D. Phương án b và c, nhưng kết quả được sử dụng khác nhau
- Câu 8 : Độ ẩm giới hạn dẻo được xác định bằng phương pháp nào:
A. Phương pháp Casagrande, sau đó mang đất đi xác định độ ẩm
B. Xác định bằng quả dọi thăng bằng, sau đó mang đất đi xác định độ ẩm
C. Lăn đất thành que đường kính 3mm và bề mặt bắt đầu bị rạn nứt và đưa đi xác định độ ẩm
D. Theo phương pháp quả dọi thăng bằng và Casagrade, sau đó mang đi xác định độ ẩm
- Câu 9 : Hiểu thế nào là khối lượng thể tích tự nhiên của đất:
A. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái khô gió
B. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất chỉ có phần hạt rắn
C. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có kết cấu và độ ẩm tự nhiên
D. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có độ ẩm tự nhiên
- Câu 10 : Hiểu thế nào là khối lượng thể tích của cốt đất (Khối lượng thể tích khô):
A. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái khô gió
B. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất chỉ có phần hạt rắn
C. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có kết cấu và độ ẩm tự nhiên
D. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất khô, có kết cấu tự nhiên
- Câu 11 : Trong phòng thí nghiêm, phương pháp xác định khối lượng thể tích bằng dao vòng thường được sử dụng cho loại đất nào:
A. Đất cát lẫn sỏi sạn nhỏ
B. Đất loại sét dễ cắt gọt bằng dao, dễ lấy vào dao vòng mà không làm sứt mẻ mẫu
C. Đất loại sét lẫn nhiều hạt nhỏ hơn 5mm, khi cho vào dao vòng dễ vỡ vụn nhưng đất có thể giữ nguyên được ở dạng cục
D. Đất than bùn, đất có nhiều tàn tích thực vật
- Câu 12 : Trong phòng thí nghiệm, phương pháp xác định khối lượng thể tích bằng bọc sáp thường được sử dụng cho loại đất nào:
A. Đất loại sét lẫn nhiều hạt nhỏ hơn 5mm, khi cho vào dao vòng dễ vỡ vụn nhưng đất có thể giữ nguyên được ở dạng cục
B. Đất loại sét dễ cắt gọt bằng dao, dễ lấy vào dao vòng mà không làm sứt mẻ mẫu
C. Đất than bùn, đất có nhiều tàn tích thực vật
D. Đất cát lẫn sỏi sạn nhỏ
- Câu 13 : Hiểu thế nào là khối lượng riêng của đất:
A. Là khối lượng của một đơn vị thể tích hạt đất xếp chặt vào nhau
B. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất khô
C. Là khối lượng của một đơn vị thể tích phần hạt cứng, khô tuyệt đối, xếp chặt sít không có lỗ hổng
D. Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất không nguyên dạng
- Câu 14 : Khối lượng riêng của đất được xác định bằng phương pháp bình tỷ trọng, tiến hành đồng thời với hai thí nghiệm và lấy giá trị trung bình khi chênh lệch giữa hai kết quả không quá:
A. 0,01 g/cm3
B. 0,03 g/cm3
C. 0,02 g/cm3
D. 0,05 g/cm3
- Câu 15 : Hiểu thế nào là độ ẩm của đất:
A. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất và khối lượng mẫu đất có kết cấu phá hủy
B. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất và khối lượng khô của đất
C. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất và khối lượng mẫu đất ở trạng thái nguyên trạng
D. Là tỷ số giữa khối lượng nước trong đất kể cả nước liên kết mặt ngoài và khối lượng khô của đất
- Câu 16 : Độ ẩm của đất được xác định bằng phương pháp sấy khô và tiến hành đồng thời trên hai mẫu thử trong cùng điều kiện, lấy kết quả trung bình khi giữa hai lần thí nghiệm chênh lệch nhau không quá:
A. 2 %
B. 1 %
C. 3 %
D. 4 %
- Câu 17 : Lượng mất nước đơn vị hay còn gọi là tỷ lưu lượng hấp thu nước đơn vị được xác định như thế nào:
A. Là lưu lượng tiêu hao trong 1 phút trên 1 m chiều dài đoạn ép dưới áp lực 10 m cột nước
B. Là lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên 1 m chiều dài đoạn ép dưới áp lực 1 m cột nước
C. Là lưu lượng nước tiêu hao trong 1 phút, trên chiều dài đoạn ép dưới áp lực 1 m cột nước
D. Là lưu lượng tiêu hao trong 1 phút trên 1 m chiều dài đoạn ép dưới áp lực 100 m cột nước
- Câu 18 : Khi tiến hành thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), người ta đóng 3 hiệp, mỗi hiệp sâu 15 cm. Gía trị xuyên tiêu chuẩn được xác định như thế nào:
A. Bằng tổng số búa của cả 3 hiệp xuyên
B. Bằng tổng số búa của hai hiệp đầu tiên
C. Bằng tổng số búa của hai hiệp sau cùng
D. Bằng số búa của hiệp xuyên cuối cùng
- Câu 19 : Tài liệu thí nghiêm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho phép giải quyết được những nhiệm vụ gì trong khảo sát địa chất công trình:
A. Mô tả đất đá và phân chia địa tầng
B. Đánh giá độ chặt của đất rời và khả năng hóa lỏng của nó, đánh giá trạng thái của đất loại sét
C. Xác định được một số chỉ tiêu cơ lý của đất nền và thiết kế móng nông cũng như xác định sức chịu tải của móng cọc
D. Cả ba phương án a, b, c
- Câu 20 : Thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục cọc (Thí nghiệm nén tĩnh cọc) nhằm xác định chỉ tiêu gì:
A. Cường độ của đất nền ở mũi và thân cọc
B. Khả năng chịu lực của bản thân cọc
C. Tải trọng lớn nhất của cọc chịu được thời điểm phá hoại được xác định theo giới hạn quy ước
D. Sức kháng đầu mũi của cọc
- Câu 21 : Số lượng cọc thí nghiệm nén tĩnh phụ thuộc mức độ quan trọng của công trình, mức độ phức tạp của điều kiện đất nền, loại cọc và chất lượng thi công, thường được lấy bằng:
A. 0,5 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc
B. 1 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc
C. 2 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc
D. 1,5 % tổng số cọc của công trình nhưng không được ít hơn 2 cọc
- Câu 22 : Khi thiết kế thí nghiệm nén tĩnh cọc để kiểm tra, tải trọng thí nghiệm lớn nhất để thí nghiệm có thể lấy theo các trường hợp sau:
A. Từ 100 % đến 150 % tải trọng thiết kế của cọc
B. Từ 150 đến 250 % tải trọng thiết kế của cọc
C. Từ 100 đến 200 % tải trọng thiết kế của cọc
D. Từ 150 đến 200 % tải trọng thiết kế của cọc
- Câu 23 : Hiểu thế nào là ma sát thành đơn vị (fs) của xuyên tĩnh:
A. Là lực tác dụng lên phần ống đo ma sát (Qs) chia cho diện tích bề mặt ống đo ma sát (Qs)
B. Là lực tác dụng lên toàn bộ bề mặt cần xuyên khi cần xuyên đi vào trong đất
C. Là lực tác dụng lên phần ống đo ma sát ở phần phía trên mũi xuyên
D. Là lực tác dụng để đưa toàn bộ phần mũi xuyên đi vào trong đất
- Câu 24 : Trong các biểu đồ quan hệ lập từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh nền bằng tấm nén phẳng, biểu đồ quan hệ nào được sử dụng để trực tiếp xác định mô đun biến dạng:
A. Biểu đồ quan hệ độ lún - tải trọng – thời gian
B. Biểu đồ quan hệ độ lún - thời gian của các cấp gia tải
C. Biểu đồ quan hệ tải trọng – độ lún
D. Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4