30 đề thi thử môn GDCD THPT Quốc gia có đáp án (Đề...
- Câu 1 : Pháp luật nước ta mang bản chất của tầng lớp, giai cấp nào dưới đây?
A. Giai cấp công nhân.
B. Tầng lớp trí thức.
C. Giai cấp tư sản.
D. Tầng lớp tiểu thương, doanh nhân.
- Câu 2 : Trong nền sản xuất hàng hóa, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng, để bán. Trong đó, sản xuất thường gắn với cung và tiêu dùng thường gắn với
A. mua.
B. cầu.
C. cho.
D. trao đổi.
- Câu 3 : Đâu không phải là nội dung của bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
D. Bình đẳng trong phân phối sản phẩm lao động.
- Câu 4 : Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào.
B. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
C. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
D. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
- Câu 5 : Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm về bí mật thư tín?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn.
B. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.
C. Đe dọa đánh người.
D. Tự ý vào nhà người khác.
- Câu 6 : Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là nội dung quyền
A. tự do ngôn luận.
B. tự do cá nhân.
C. được nhà nước đảm bảo về nhân phẩm và danh dự.
D. quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư điện thoại, điện tín.
- Câu 7 : Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Đây chính là nội dung quyền
A. tự do ngôn luận.
B. đảm bảo về tính mạng, sức khỏe.
C. bất khả xâm phạm về thân thể.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Câu 8 : Mỗi người cần có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Đây là thể hiện trách nhiệm của
A. công dân.
B. nhà nước.
C. tập thể.
D. xã hội.
- Câu 9 : Điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước là ý nghĩa quyền
A. học tập.
B. vui chơi.
C. được chăm sóc.
D. học tập, sáng tạo, phát triển.
- Câu 10 : Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, tự do tìm tòi đưa ra các phát minh sáng chế. Điều này thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. dân chủ của công dân.
D. phát triển của công dân.
- Câu 11 : Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. các lực lượng vũ trang.
D. toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
- Câu 12 : Trường hợp nào không áp dụng hình thức phạt chung thân và tử hình với người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
B. Người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
C. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
D. Người dưới 18 tuổi.
- Câu 13 : Để người dân hiểu luật và nắm được pháp luật thì nhà nước phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kỳ nhất định. Đây là nội dung
A. Công dân bình đẳng về quyền
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
D. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Câu 14 : Công ty A tuyển dụng vị trí giám đốc nhân sự. Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ vào vị trí dự tuyển đó. Hồ sơ của chị B có nhiều ưu điểm hơn của anh A nhiều nhưng cuối cùng anh A vẫn được nhận vào công ty còn chị B thì không. Chị B đã hỏi ban tuyển dụng vì sao lại thế thì nhận được câu trả lời là công ty ưu tiên con trai; con trai chịu được áp lực công việc và không phải sinh con đẻ cái. Việc làm của công ty A là vi phạm quyền bình đẳng
A. trong gia đình.
B. trong kinh doanh.
C. trong hôn nhân.
D. trong lao động.
- Câu 15 : Để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất thì công dân phải biết sử dụng luật nào sau đây?
A. Luật Hình sự.
B. Luật Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Luật Bầu cử.
D. Luật Tố cáo
- Câu 16 : Một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam phải chịu một mức thuế rất cao vì những mặt hàng này chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng mà không phục vụ cho sản xuất như ô tô, xe máy, rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm cao cấp,...Điều này chính là bình đẳng trong kinh doanh giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Việc nhà nước áp dụng mức thuế cao như vậy gọi là thuế
A. giá trị gia tăng.
B. thuế môn bài.
C. thuế nhập khẩu.
D. thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Câu 17 : Cảnh sát giao thông ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật giao thông. Như vậy cảnh sát giao thông đã
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 18 : Hoa nhận được học bổng với số tiền 15 triệu đồng. Hoa muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì Hoa cần làm theo cách nào dưới đây sao cho có lợi nhất?
A. Đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.
B. Mua vàng cất đi.
C. Gửi số tiền đó vào ngân hàng.
D. Bỏ số tiền đó vào lợn đất.
- Câu 19 : A tốt nghiệp THPT, A không thi đại học mà ở nhà kinh doanh với gia đình. Sau 3 năm làm chung, đến năm thứ 4 thì A xin ra ngoài mở công ty riêng và được bố mẹ đồng ý và cấp cho một số vốn. Do nhạy bén với thi trương lên chỉ sau một thời gian ngắn, công việc kinh doanh của A đã phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng. Việc A mở công ty và thành công rực rỡ là do tác động nào của quy luật giá trị?
A. Tự nhiên.
B. Tích cực.
C. Tiêu cực.
D. Qua lại.
- Câu 20 : Hiện nay, nước ta chủ trương xây dựng cơ chế kinh tế thị trường theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của chủ trương này hướng tới điều gì sau đây?
A. Khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
B. Đi tắt đón đầu xu thế.
C. Đi theo các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Tránh chệch hướng XHCN.
- Câu 21 : Nhiều người cho rằng: Lào là nước xã hội chủ nghĩa. B lên lớp hỏi thầy giáo về việc này. Thầy giáo trả lời nước Lào không phải là một nước XHCN. Theo em tại sao thầy giáo nói vậy?
A. Lào rất nghèo.
B. Lào không đi theo Liên Xô.
C. Lào không đi theo định hướng của CNXH.
D. Lào muốn tạo lập một hướng đi riêng.
- Câu 22 : Hiện tượng lũ ống, lũ quét trong thời gian vừa qua đã gây thiệt hại rất nặng về người và của. Để khắc phục hiện tượng này trong tương lai gần thì đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?
A. Dự báo tình hình lũ.
B. Chặt phá rừng xây công trình ngăn lũ.
C. Trồng rừng.
D. Tuyên truyền về tác hại của lũ ống đối với mọi người.
- Câu 23 : Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện mở rộng qua hệ đối ngoại, nhằm mục đích nào sau đây?
A. Muốn có quan hệ rộng.
B. Bớt đi kẻ thù.
C. Tăng cường tình anh em trên toàn thế giới.
D. Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
- Câu 24 : Thuế tính trên khoản thu của những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ(gọi chung là cơ sở kinh doanh) từ toàn bộ tiền bán hàng hóa, dịch vụ,... được gọi là
A. Thuế thu nhập cá nhân.
B. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
D. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Câu 25 : Do hai vợ chồng cãi nhau, vợ anh A đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Anh A đã sang nhà bố mẹ vợ yêu cầu vợ phải đi về nhà nếu không thì dọa giết cả nhà vợ. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
- Câu 26 : Nghi ngờ vợ mình ngoại tình nên anh A đã cài thiết bị nghe lén các cuộc điện thoại của vợ mình với người khác; thường xuyên bắt vợ mình cho kiểm tra điện thoại và facebook. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền
A. quyền được đảm bảo an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
- Câu 27 : Theo luật bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tật nguyền không thể đến địa điểm bỏ phiếu được thì
A. tự mình viết vào phiếu bầu và nhờ người khác bỏ hộ vào hòm phiếu.
B. tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ cử tri để cử tri bầu cử.
C. tổ bầu cử gửi phiếu bầu qua đường bưu điện.
D. nhờ người khác bầu cử giúp.
- Câu 28 : Những năm gần đây nhà nước tổ chức một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện chính sách thu hút nhân tài của nhà nước ta. Đó là hoạt động tôn vinh thủ khoa đại học đầu ra tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Các thủ khoa đại học đầu ra sẽ được nhận vào làm việc trong các cơ quan của nhà nước với những đãi ngộ rất hấp dẫn, thậm trí còn được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài để phát triển tài năng của bản thân. Việc tôn vinh các thủ khoa đại học của nhà nước ta thể hiện quyền
A. học tập.
B. sáng tạo.
C. phát triển.
D. tôn trọng.
- Câu 29 : Trên đường mang thực phẩm bẩn đi bán cho các quán ăn, nhà hàng, anh A đã bị cán bộ quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản, xử phạt và tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa của anh A. Trong trường hợp này cán bộ quản lý thị trường đã thực hiện hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 30 : Dù hiện nay đang ở thời kỳ hòa bình nhưng chúng ta phải chi rất nhiều tiền cho các hoạt động liên quan đến quốc phòng và an ninh. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc này?
A. Vì nước ta nhiều tiền.
B. Vì giữ vững biển Đông.
C. Để phô trương tiềm lực về an ninh, quốc phòng với các nước khác.
D. Để bảo vệ chế độ.
- Câu 31 : A vừa ra tù về tội trộm cắp tài sản công dân. Gia đình ông B để chiếc xe đạp điện ở sân và bị mất, do nghi ngờ A lấy trộm nên ông B báo công an xã. Nhận được tin báo đồng chí trưởng công an xã và 2 đồng chí công an viên đã xuống hiện trường. Vừa lúc đó A về nhà thì đồng chí trưởng công an xã và 2 đồng chí công an viên đã bắt A đưa về ủy ban giam lại mà không cần hỏi gì A cả. Việc làm của đồng chí trưởng công an xã và 2 đồng chí công an viên đã xâm phạm tới quyền gì của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
- Câu 32 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi cơ sở được thể hiện qua việc
A. theo dõi, giám sát, tố cáo các hoạt động của chính quyền địa phương.
B. theo dõi, giám sát, đời sống hàng ngày của các cá nhân có thẩm quyền.
C. theo dõi mọi hoạt động của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
D. thực hiên dân chủ trực tiếp theo cơ chế: Dân biết-dân bàn-dân làm-dân kiểm tra.
- - 400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG môn Công dân cực hay có lời giải !!
- - Bộ đề ôn luyện thi THPTQG môn Công dân cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 môn Công Dân có đáp án !!
- - 10 Đề thi thử THPTQG môn GDCD có đáp án !!
- - Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn GDCD cực hay có đáp án !!
- - 160 Bài trắc nghiệm Công Dân ôn thi THPTQG cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Công dân có đáp án !!
- - 20 đề thi thử thpt quốc gia môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG năm 2019 Môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!