Đề KSCL giữa kỳ 2 môn Hóa 12 năm 2019 - Nam Định
- Câu 1 : Kim loại X là một kim loại quý, dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại và có nhiều ứng dụng: làm phim ảnh, gương cầu... Kim loại X là
A. Al
B. Ag
C. Cr
D. Fe
- Câu 2 : Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron.
B. Tơ tằm.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ nilon-6.
- Câu 3 : Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Al3+.
B. Ag+.
C. Cu2+.
D. Fe2+.
- Câu 4 : Trimetylamin có mùi tanh của cá. Bậc của trimetylamin là
A. 1
B. 2
C. 2
D. 3
- Câu 5 : Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng
A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3.
B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl.
- Câu 6 : Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?
A. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O.
B. 2KOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2KCl.
C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
D. NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3 + H2O.
- Câu 7 : Một loại mẫu nước cứng có chứa c|c ion Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. NaHCO3.
B. HCl.
C. Na3PO4.
D. H2SO4.
- Câu 8 : Cho hỗn hợp gồm Al, Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là
A. Al, Ag và Zn(NO3)2.
B. Zn, Ag và Zn(NO3)2.
C. Al, Ag và Al(NO3)3.
D. Zn, Ag và Al(NO3)3.
- Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Zn
- Câu 10 : α - amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,68 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 15,06 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. NH2CH2COOH.
B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH.
D. NH2CH2CH2COOH.
- Câu 11 : Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOOCH=CHCH3.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOC(CH3)=CH2.
- Câu 12 : Cho các chất sau: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
- Câu 13 : Geranyl axetat có mùi hoa hồng. Công thức của geranyl axetat là
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOC10H17.
C. HCOOCH3.
D. HCOOC10H17.
- Câu 14 : Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình bên.
A. Anilin và HCl.
B. Etyl axetat và nước cất.
C. Axit axetic và etanol.
D. Natri axetat và etanol.
- Câu 15 : Cho các phát biểu sau:
(a) Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan dần.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Mg cháy trong khí O2 ở nhiệt độ cao.
(d) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng làA. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 16 : Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Si tác dụng với dung dịch NaOH.
(b) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Fe(NO3)3 và HCl.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
(d) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí làA. 2
B. 1
C. 4
D. 3
- Câu 17 : Lên men 27 gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được V lít CO2. Giá trị của V là
A. 1,68.
B. 6,72.
C. 13,44.
D. 3,36.
- Câu 18 : Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Để gang trong không khí ẩm lâu ngày.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
(d) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa làA. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 19 : Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch X và 6,72 lít khí. Thể tích dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và HCl 1M để trung hòa vừa đủ dung dịch X là
A. 0,4
B. 0,3
C. 0,1
D. 0,2
- Câu 20 : Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 (trong đó NaHCO3 có nồng độ 1M) thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 1,0M.
B. 0,5M.
C. 0,75M.
D. 1,25M.
- Câu 21 : Nhỏ tử từ đến dư dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 2M vào dung dịch Y gồm a mol H2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của tổng số mol kết tủa thu được vào thể tích dung dịch X nhỏ vào được biểu diễn theo đồ thị ở hình bên.
A. 1: 1
B. 3: 5
C. 1: 2
D. 2: 1
- Câu 22 : Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; BaCl2 và Na2SO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 23 : Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 6,72.
C. 3,36.
D. 2,24.
- Câu 24 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là
A. 0,10.
B. 0,15.
C. 0,20.
D. 0,05.
- Câu 25 : Hỗn hợp khí X chứa H2 và một hiđrocacbon Y mạch hở. Tỉ khối của X so với H2 là 4,6. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp T không làm mất màu nước brôm và có tỉ khối hơi so với H2 là 11,5. Công thức phân tử của hiđrocacbon Y là
A. C2H2.
B. C3H4.
C. C3H6.
D. C2H4.
- Câu 26 : Thực hiện sơ đồ sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)
(1) X + NaOH → X1 + X2 + 2H2O
(2) X1 + H2SO4 → Na2SO4 + X3
(3) nX4 + nX2 → nilon-6,6 + 2nH2O
(4) nX3 + nX5 → tơ lapsan + 2nH2O
Nhận định nào sau đây saiA. X3 và X4 có cùng số nguyên tử cacbon.
B. X2, X4 , X5 có mạch cacbon không phân nhánh.
C. X2 có tên là hexametylenđiamin.
D. X có công thức C14H22O4N2.
- Câu 27 : Cho các phát biểu sau đây:
(a) Thành phần chính của bông gòn là xenlulozơ.
(b) Chất béo là đieste của glyxerol và axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.
(g) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng làA. 6
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 28 : X là một hợp chất có công thức phân tử C6H10O5:
X + 2NaOH → 2Y + H2O; Y + HCl loãng → Z + NaCl.
Hãy cho biết 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu lít khí H2?A. 1,12.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 4,48.
- Câu 29 : Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho a gam hỗn hợp X tan hết vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,32M và NaNO3 0,8M, thu được dung dịch Z chứa b gam các chất tan đều là muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (ở đktc). Dung dịch Z phản ứng với dung dịch KOH dư thấy có 68,32 gam KOH phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và 183a = 50b. Giá trị của b gần nhất với
A. 118,00.
B. 120,00.
C. 117,00.
D. 115,00.
- Câu 30 : Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức được tạo bởi các axit cacboxylic thuần chức. Đốt cháy hết 0,2 mol X cần dùng 0,52 mol O2, thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng 13,38 gam và x mol hỗn hợp Z gồm hai muối. Giá trị của x là
A. 0,24.
B. 0,35
C. 0,33
D. 0,30
- Câu 31 : Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở đều tạo thành từ các aminoaxit no, mạch hở, trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Đun nóng 9,26 gam X với KOH dư thu được dung dịch chứa m gam ho n hợp muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 9,26 gam X cần 8,4 lit O2. Dẫn toàn bộ ̣sản phẩm cháy vào dung dịch Ba (OH)2 dư, sau phản ứng thu được kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 43,74 gam. Giá trị của m gần nhất với
A. 16,4.
B. 17,8.
C. 14,6.
D. 15,8.
- Câu 32 : Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 420.
B. 960.
C. 840.
D. 480.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein