Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 11 trường THPT chu...
- Câu 1 : Dưới tác dụng của điện trường, dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của chỉ:
A lỗ trống và electron tự do
B ion dương và electron tự do
C ion dương và ion âm
D ion dương, ion âm và electron tự do
- Câu 2 : Có hai bóng đèn Đ1 (120V – 60W) và đèn Đ2 (120V – 45W) được mắc theo sơ đồ như hình vẽ. Biết hai đèn đều sáng bình thường. Số chỉ ampe kế là
A 0,875 A.
B 0,667 A
C 4,67 A.
D 0,125 A
- Câu 3 : Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn điện có ( E = 110 V, r = 10 Ω), đèn dây tóc Đ ghi (120V – 60W), ampe kế có điện trở không đáng kể. Hiện tượng quan sát được là
A đèn sáng mạnh hơn bình thường.
B đèn sáng bình thường
C đèn không sáng.
D đèn sáng yếu hơn bình thường
- Câu 4 : Gọi ne và np lần lượt là mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống trong một chất bán dẫn loại p thì
A ne bằng với np
B ne rất nhỏ so với np.
C ne rất lớn so với np.
D tổng của ne và np bằng không
- Câu 5 : Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động 24 V, điện trở trong 2 Ω và điện trở mạch ngoài 6 Ω. Cường độ dòng điện trong mạch là
A 3A
B 4A.
C 12A.
D 16 A
- Câu 6 : Cho hai acquy có suất điện động E1 = E2 = E và điện trở trong 2 Ω lần lượt là r1 và r2. Acquy thứ nhất (E1 , r1) có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P1 = 20W. Acquy thứ hai (E2 , r2) có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P2 = 30 W. Nếu hai acquy này ghép nối tiếp thì công suất mạch ngoài cực đại là
A 15W.
B 10W.
C 50 W.
D 48W
- Câu 7 : Cho hai bản kim loại đặt gần nhau, hệ vật không phải là một tụ điện trong trường hợp giữa hai bản kim loại là
A gốm
B mica
C dung dịch parafin
D dung dịch muối ăn
- Câu 8 : Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ điểm M đến điểm N trong điện trường chỉ phụ thuộc vào
A Quỹ đạo chuyển động.
B vị trí của M
C vị trí của M và N.
D vị trí của N
- Câu 9 : Cho hai điện tích Q1 và Q2 với |Q1| = |Q2|, đặt tại hai điểm A và B, là vecto cường độ điện trường tổng hợp do Q1 và Q2 gây ra tại M (M trung điểm AB) như hình vẽ. Ta kết luận
A Q1 dương và Q2 âm.
B Q1 âm và Q2 dương
C Q1 và Q2 đều âm.
D Q1 và Q2 đều dương.
- Câu 10 : Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ vật cô lập về điện,
A tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng hằng số.
B tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không
C số hạt mang điện tích dương luôn bằng số hạt mang điện tích âm
D tổng các điện tích dương luôn bằng giá trị tuyệt đối tổng các điện tích âm
- Câu 11 : Một điện tích điểm có khối lượng 4,5.10-9 kg, tích điện + 1,5.10-6 C chuyển động không vận tốc đầu từ bản dương sang bản âm của một tụ điện phẳng. Hai bản tụ cách nhau một khoảng 2cm. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ là 3000 V/m. cho rằng trọng lượng của điện tích rất nhỏ so với độ lớn của lực điện tác dụng lên nó. Thời gian cần thiết để điện tích này chuyển động từ bản dương sang bản âm là
A 2.10-8 s.
B 2.10-4 s.
C 4.10-4s.
D 4.10-8 C
- Câu 12 : Treo vào cùng một điểm O hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau là 0,01 g trong không khí bằng hai sợi dây mảnh nhẹ có độ dài mỗi sợi là 50 cm. Cho hai quả cầu nhiễm điện bằng nhau về độ lớn thì chúng đẩy nhau và cách nhau 6 cm. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10m/s2 . Điện tích của mỗi quả cầu là
A 1,55.10-10 C.
B 1,55.10-19 C.
C 15,5.10-10 C.
D 15,5.10-19 C
- Câu 13 : Biểu thức định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là:
A
\({U_{MN}} = \frac{{{A_{NM}}}}{q}\)B
\({U_{MN}} = \frac{{{A_{NM}}}}{{|q|}}\)C
\({U_{MN}} = \frac{{{A_{MN}}}}{q}\)D
\({U_{MN}} = \frac{{{A_{MN}}}}{{|q|}}\) - Câu 14 : Một sợi dây đồng có điện trở R ở 200 C. Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10-3 K-1. Để điện trở của dây tăng gấp 100/99 lần thì nhiệt độ phải
A giảm xuống còn 17,70 C.
B tăng lên đến 22,30 C
C tăng lên đến 20,20 C
D giảm xuốn còn -17,70 C.
- Câu 15 : Một điện tích điểm q dương chuyển động dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC. Tam giác ABC nằm trong điện trường đều, đường sức của điện trường này có chiều từ C đến B. Gọi AAB và AAC là công lực điện sinh ra tương ứng khi điện tích di chuyển từ A đến B và từ A đến C thì ta có
A AAB = - AAC
B AAB = AAC
C AAB = -2AAC
D AAB = 2AAC
- Câu 16 : Cường độ điện trường cảu một điện tích Q gây ra tại một điểm M không phụ thuộc:
A điện tích thử q
B hằng số điện môi ε của môi trường
C điện tích Q
D khoảng cách r từ Q đến M
- Câu 17 : Một tụ điện khi mắc vào hiệu điện thế U = 20 V thì có điện tích q = 8.10-6 C. Điện dung của tụ điện này là
A 2,5μF
B 0,4μF.
C 160μF.
D 0,02μF
- Câu 18 : Điện phân dung dịch muối bạc nitrat (AgNO3) bằng các cặp điện cực sauBình 1: catot và anot làm bằng than chìBình 2: catot làm bằng than chì và anot làm bằng bạcBình 3: catot và anot làm bằng bạcHiện tượng dương cực tan sẽ xảy ra trong bình điện phân
A 1 và 3.
B 1,2 và 3.
C 1 và 2.
D 2 và 3
- Câu 19 : Một toa tàu được chiếu sáng bằng năm ngọn đèn điện giống nhau. Có công suất ổn định và mắc song song nhau. Biết hiệu điện thế hai đầu mạch giữ không đổi. Nếu số đèn còn bốn bóng thì điện năng tiêu thụ sẽ:
A giảm xuông.
B tăng lên.
C không đổi.
D tăng rồi giảm
- Câu 20 : Cho mạch điện kín gồm bộ pin có suất điện động 7,5V, điện trở trong 1 Ω và một bóng đèn 6V – 9W. Hiệu suất thắp sáng của nguồn là
A 20%.
B 100%.
C 80 %.
D 93 %
- Câu 21 : Cho một hệ ba quả cầu kim loại A,B và C cô lập về điện và hoàn toàn giống nhau. Biết quả cầu A trung hòa về điện, quả cầu B có điện tích - 6μC, quả cầu C có điện tích + 6μC. Cho A và B tiếp xúc với nhau, rồi tách rời ra, và sau đó cho B tiếp xúc với C. Điện tích sau cùng của quả cầu B là
A -6μC.
B 1,5 μC.
C 4,5 μC.
D 0 μC
- Câu 22 : 1eV (electron - vôn) là động năng mà một electron thu thêm được khi nó chuyển động chỉ dưới tác dụng của lực điện trường giữa hai điểm có hiệu điện thế 1V. Đổi đơn vị ta được
A 1eV = -1,6.10-19 J.
B 1eV = 1,6.10-19 J
C 1eV = 1J
D 1eV = 1,6.1019 J
- Câu 23 : Chiều dày tổng cộng của lớp nikem phủ lên một tâm kim loại mỏng là 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Cho biết niken có khối lượng riêng là 8,8.103 kg/m3 , khối lượng mol nguyên tử là 58,7 g/mol và hóa trị II. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân xấp xỉ bằng.
A 1,2 mA.
B 2,4 mA.
C 1,2A.
D 2,4A
- Câu 24 : Trong hiện tượng đoản mạch thì
A dòng điện chạy qua nguồn rất lớn.
B dòng điện qua nguồn rất nhỏ
C không có dòng điện qua nguồn.
D điện trở trong của nguồn bằng 0.
- Câu 25 : Gọi ρbd , ρkl và ρđm lần lượt là điện trở suất của bán dẫn, kim loại và điện môi ở cùng nhiệt độ phòng thì
A ρkl > ρbd> ρđm
B ρbd> ρđm> ρkl
C ρđm> ρbd> ρkl
D ρđm> ρkl> ρbd
- Câu 26 : Cho bộ nguồn điện được mắc như hình vẽ. Biết các nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E, điện trở trong r. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A Eb = E, rb = r/4.
B Eb = E, rb = 4r.
C Eb = 4 E, rb = 4r.
D Eb = 4 E, rb = r/4
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp