Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ t...
- Câu 1 : Thấu kính phân kỳ \(L_1\) có tiêu cự \(f_1 = - 10 cm\). Đặt giữa \(L_1\) và H một thấu kính hội tụ \(L_2\). Khi xê dịch \(L_2\), người ta nhận thấy chỉ có một vị trí duy nhất của \(L_2\) tạo được điểm sáng tại H. Tiêu cự của \(L_2\) là bao nhiêu trong trường hợp này?
A. 15cm
B. 10cm
C. 30cm
D. 20cm
- Câu 2 : Hai thấu kính, một hội tụ \((f_1 = 20 cm)\), một phân kỳ \((f_2 = -10 cm)\), có cùng trục chính. Khoảng cách hai quang tâm là l = 30 cm. Vật AB vuông góc với trục chính được đặt bên trái \(L_1\) và cách \(L_1\) một đoạn \(d_1= 20 cm\), hãy tính số phóng đại ảnh cuối cùng cho bởi hệ hai thấu kính.
A. \(d_2'=-10cm\) và \(k=\frac{1}{2}\)
B. \(d_2'=-15cm\) và \(k=\frac{1}{2}\)
C. \(d_2'=-20cm\) và \(k=\frac{1}{2}\)
D. \(d_2'=10cm\) và \(k=\frac{1}{2}\)
- Câu 3 : Cho một hệ gồm hai thấu kính hội tụ \(L_1\) và L2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 30cm và f2 = 20cm đặt đồng trục cách nhau l = 60cm. Vật sáng AB = 3cm đặt vuông góc với trục chính (A trên trục chính) trước L1 cách O1 một khoảng d1. Xác định tính chất, chiều và độ cao của ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ thấu kính trên , biết \(d_1\) =45cm .
A. \(A_2B_2\) là ảnh ảo,cách thấu kính \(L_2\) đoạn 12cm ,cùng chiều với AB và có độ lớn bằng 2,4cm.
B. \(A_2B_2\) là ảnh thật,cách thấu kính \(L_2\) đoạn 12cm , ngược chiều với AB và có độ lớn bằng 2,4cm.
C. \(A_2B_2\) là ảnh thật,cách thấu kính \(L_2\) đoạn 12cm , cùng chiều với AB và có độ lớn bằng 2,4cm.
D. \(A_2B_2\) là ảnh ảo,cách thấu kính \(L_2\) đoạn 2cm , ngược chiều với AB và có độ lớn bằng 2,4cm.
- Câu 4 : Nếu có 2 thấu kính đồng trục ghép sát thì hai kính trên có thể coi như một kính tương đương có độ tụ thỏa mãn công thức
A. \(D=D_1+D_2\)
B. \(D=\left |D_1-D_2 \right |\)
C. \(D=\left |D_1 \right |-\left |D_2 \right |\)
D. \(D=D_1-D_2\)
- Câu 5 : Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có độ lớn nhỏ hơn 1 tương ứng với ảnh:
A. thật
B. cùng chiều với vật
C. nhỏ hơn vật
D. ngược chiều với vật
- Câu 6 : Chỉ ra câu khẳng định sai:Chiếu một chùm sáng song song vào một hệ gồm hai thấu kính mỏng đặt đồng trục. Chùm tia ló
A. có thể là chùm hội tụ
B. có thể là chùm phân kì
C. có thể là chùm song song
D. không thể là chùm song song
- Câu 7 : Có hệ hai thấu kính ghép đồng trục L1 và L2. Một tia sáng song song với trục chính truyền qua thấu kính . Có thể kết luận những gì về hệ này ?
A. L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ.
B. L1 và L2 đều là thấu kính phân kì.
C. L1 là thấu kính hội tụ, L2 là thấu kính phân kì.
D. L1 là thấu kính phân kì, L2 là thấu kính hội tụ.
- Câu 8 : Có hệ hai thấu kính ghép đồng trục L1 và L2. Một tia sáng song song với trục chính truyền qua thấu kính. Tìm kết luận sai dưới đây về hệ ghép này.
A. F1’ = F2.
B. O1O2 = f2 – f1
C. IJ kéo dài cắt trục chính tại F2
D. O1O2 = f1 + f2
- Câu 9 : Có hai thấu kính L1 và L2 được ghép đồng trục với F1’ = F2 (tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2). Nếu L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí :
A. ở trên O1X
B. ở trên O2Y.
C. ở trong đoạn O1O2
D. không tồn tại (trường hợp không xảy ra).
- Câu 10 : Đặt một vật sáng song song và cách màn M một đoạn 4m. Một thấu kính được đặt luôn song song với màn M, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn thì thu được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là ?
A. 25cm
B. 50cm
C. 75cm
D. 100m
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp