kim loại tác dụng với dung dịch muối
- Câu 1 : Có thể điều chế được Ag nguyên chất từ dung dịch AgNO3 với dung dịch nào sau đây?
A Fe(NO3)3.
B Fe(NO3)2.
C Al(NO3)3.
D Mg(NO3)2.
- Câu 2 : Cho phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:
A sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu2+.
C sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
- Câu 3 : Cho kim loại Mg vào dung dịch gồm hỗn hợp các muối Cu(NO3)2 (1), Al(NO3)3 (2), Zn(NO3)2 (3). Mg phản ứng với các muối theo thứ tự:
A (1), (2), (3).
B (1), (3), (2).
C (3), (2), (1).
D (2), (3), (1).
- Câu 4 : Cho hỗn hợp các kim loại Cu, Al, Mg, Zn phản ứng với dung dịch AgNO3 dư. Thứ tự phản ứng của các kim loại là
A Mg, Al, Cu, Zn.
B Al, Mg, Zn, Cu.
C Mg, Al, Zn, Cu.
D Cu, Zn, Al, Mg.
- Câu 5 : Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là
A Cu, Al, Mg.
B Ag, Mg, Cu.
C Al, Cu, Ag.
D Al, Ag, Mg.
- Câu 6 : Cho hỗn hợp gồm Fe, Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm 3 kim loại là
A Fe, Cu, Ag.
B Al, Cu, Ag.
C Al, Fe, Cu.
D Al, Fe, Ag.
- Câu 7 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:
A Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
B Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C AgNO3và Mg(NO3)2.
D Fe(NO3)2 và AgNO3.
- Câu 8 : Tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là:
A V1 = V2.
B V1 = 10V2.
C V1 = 5V2.
D V1 = 2V2.
- Câu 9 : Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A 59,4.
B 64,8.
C 32,4.
D 54,0.
- Câu 10 : Cho 23,0 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe tác dụng với 400 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và m gam hỗn hợp T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là 24,6 gam. Giá trị của m là:
A 37,6.
B 27,7.
C 19,8.
D 42,1.
- Câu 11 : Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A 10,95.
B 13,20.
C 13,80.
D 15,20.
- Câu 12 : Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là :
A 8,10 và 5,43.
B 1,08 và 5,43.
C 0,54 và 5,16.
D 1,08 và 5,16.
- Câu 13 : Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol/lít của hai muối là:
A 0,30.
B 0,40.
C 0,63.
D 0,42.
- Câu 14 : Cho 1,57 gam hỗn hợp X gồm Zn và Al vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn T và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Ngâm T trong H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp X là?
A 41,40%
B 58,60%
C 82,80%
D 53,27%
- Câu 15 : Cho hỗn hợp X gồm 0,325 gam Zn và 0,56 gam Fe tác dụng với 100 ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2 là
A 0,02M.
B 0,15M.
C 0,1M.
D 0,05M.
- Câu 16 : Cho hỗn hợp X gồm Al và Zn tác dụng với 1 lít dung dịch gồm Cu(NO3)2 1,5a mol/lít và AgNO3 2a mol/lít, thu được 59,04 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 8,96 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:
A 0,18
B 0,20
C 0,22
D 0,24
- Câu 17 : Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm Zn và Ni tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Zn trong X là
A 73,14%.
B 80,58%.
C 26,86%.
D 19,42%.
- Câu 18 : Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là:
A 3,84
B 5,12
C 5,76
D 6,40
- Câu 19 : Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
A 79,13%
B 28,00%
C 70,00%
D 60,87%
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein