lý thuyết về crom và hợp chất của crom
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng về crom?
A Crom có tính khử mạnh hơn sắt.
B Crom chỉ tạo được oxit bazơ.
C Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.
D Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3.
- Câu 2 : Nhận xét không đúng là
A Hợp chất Cr(III) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa; Cr(VI) có tính oxi hóa.
B CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính
C Ion Cr2O72– thường tồn tại trong môi trường kiềm và làm cho dung dịch có màu da cam.
D CrO3 có thể bị nhiệt phân.
- Câu 3 : Chất rắn X màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X là
A Cr2O3.
B CrO
C Cr2O
D Cr
- Câu 4 : Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Cr2O3, CrO, Cr(OH)2, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 5 : Cho phản ứng: FeSO4 + K2Cr2O7 + KHSO4 → Cr2(SO4)3 + X + Y + Z. Tổng hệ số các chất trong phương trình sau khi cân bằng với số nguyên tối giản là
A 33
B 32
C 46
D 40
- Câu 6 : Cho các phát biểu sau:(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB(b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ(c) Trong các hợp chất , số oxi hóa cao nhất của crom là +6(d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom (III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa(e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom (III)Số phát biểu đúng là:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 7 : Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
A Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl
B Cho Cr vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng
C Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc nguội
D Cho CrO3 vào H2O
- Câu 8 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau:\(Cr{\left( {OH} \right)_3}\xrightarrow{{ + KOH}}X\xrightarrow{{ + C{l_2} + KOH}}Y\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}}}Z\xrightarrow{{ + (FeS{O_4} + {H_2}S{O_4})}}T\)Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Z và T lần lượt là:
A K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3
B K2Cr2O7 và CrSO4
C K2CrO4 và CrSO4
D KCrO2 và Cr2(SO4)3
- Câu 9 : Có các phương trình hóa học sau:(1) CrO + 2 HCl → CrCl2 + H2O(2) CrCl2 + 2 NaOH → Cr(OH)2 + 2NaCl(3) 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Cr(OH)3(4) Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O(5) CrCl2 + 4 HCl + O2 → 4 CrCl3 + 2 H2ONhững phản ứng minh họa tính khử của hợp chất Cr(II) là:
A 1 , 2
B 3 , 5
C 3 , 4
D 2, 4
- Câu 10 : Cho dãy biến đổi sau: \(Cr\xrightarrow{{ + HCl}}X\xrightarrow{{ + C{l_2}}}Y\xrightarrow{{ + NaOHdu}}Z\xrightarrow{{B{r_2}/NaOH}}T\)X, Y, Z, T lần lượt là:
A CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2Cr2O7
B CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4
C CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4
D CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2Cr2O7
- Câu 11 : Chất X màu lục thẫm, tan trong dung dịch axit, không tan trong dung dịch kiềm loãng. Nấu chảy X với KOH (có mặt KClO3) được chất Y màu vàng, dễ tan trong nước. Trong môi trường axit, Y tạo thành chất Z có màu da cam. Z bị lưu huỳnh khử thành X và oxi hóa HCl thành Cl2. X, Y, Z lần lượt là:
A Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7
B CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7
C Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4
D CrO3, K2Cr2O7, K2CrO4
- Câu 12 : Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 +NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Sau khi phản ứng cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là:
A 24
B 26
C 25
D 28
- Câu 13 : Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là:
A Fe2O3.
B Fe2O3 và Cr2O3.
C CrO3.
D FeO.
- Câu 14 : Chọn phát biểu không hợp lý?
A Khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh thu được Cr2O3.
B Phản ứng của muối Cr2+ với dung dịch kiềm dư tạo ra Cr(OH)2.
C Phản ứng của muối Cr3+ với dung dịch kiềm dư tạo ra Cr(OH)3.
D Cho CrCl3 tác dụng với KOH và khí clo tạo ra K2CrO4.
- Câu 15 : Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng
A H2SO4 loãng.
B HCl.
C NaOH loãng.
D HNO3.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein