Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 13 (...
- Câu 1 : Hợp chất nào sau đây nitơ có số oxi hoá là -3?
A NO.
B N2O.
C HNO3.
D NH4Cl.
- Câu 2 : Khí nào sau đây là khí độc?
A CO2.
B CO.
C N2.
D O2.
- Câu 3 : Cho Fe tác dụng với chất X thu được hợp chất Fe3+ sau phản ứng. Vậy X có thể là
A HCl.
B S.
C Cl2.
D H2SO4 (loãng).
- Câu 4 : Kim loại có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A Cu.
B Al.
C Fe.
D Cr.
- Câu 5 : Dung dịch X chứa HCl với nồng độ mol là 0,01M. pH của dung dịch là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 6 : Công thức hoá học của axetilen là
A CH4.
B C2H4.
C C2H2.
D C2H6.
- Câu 7 : Phenol không tác dụng với dung dịch:
A Na.
B KOH.
C HCl.
D Br2.
- Câu 8 : Phân tử khối của anilin là
A 75.
B 89.
C 93.
D 147.
- Câu 9 : Sản phẩm khi thuỷ phân etyl axetat trong môi trường NaOH là
A CH3COONa và C2H5OH.
B CH3COONa và CH3OH.
C C2H5COONa và C2H5OH.
D C2H5COONa và CH3OH.
- Câu 10 : Hoà tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al và Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 39,65 gam hỗn hợp muối và V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A 6,72 lít.
B 7,84 lít.
C 8,96 lít.
D 10,08 lít.
- Câu 11 : Hỗn hợp X gồm N2 và H2 với tỉ lệ mol là 1 : 4. Nung hỗn hợp X ở điều kiện thích hợp để phản ứng xảy ra. Biết hiệu suất phản ứng là 40%. Phần trăm theo thể tích của amoniac (NH3) trong hỗn hợp thu được sau phản ứng là
A 16,04%.
B 17,04%.
C 18,04%.
D 19,04%.
- Câu 12 : Nhúng một thanh sắt nặng m gam vào dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt nặng thêm 1,6 gam. Thể tích dung dịch CuSO4 đã dùng là
A 100 ml.
B 200 ml.
C 300 ml.
D 400 ml.
- Câu 13 : Hoà tan 2,3 gam kim loại R vào nước, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là
A Li.
B Na.
C K.
D Ba.
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn một amin X đơn chức, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức phân tử của X là
A C2H5N.
B C3H5N.
C C2H7N.
D C3H9N.
- Câu 15 : Từ 180 kg glucozơ, có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch ancol etylic 20o (d = 0,8 g/ml)? Biết rằng trong quá trình điều chế, lượng rượu bị hao hụt 25%.
A 115,00 lít.
B 575,00 lít.
C 431,25 lít.
D 766,67 lít.
- Câu 16 : Thuỷ phân 8,8 gam etyl axetat trong 250ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam rắn khan?
A 8,2 gam.
B 9,8 gam.
C 14,2 gam.
D 12,6 gam.
- Câu 17 : Oxi hoá 3,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau phản ứng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là anđehit X. Dẫn X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (to), sau phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A 10,8 gam.
B 21,6 gam.
C 32,4 gam.
D 43,2 gam.
- Câu 18 : Cho các thí nghiệm sau:(1) Nhúng một thanh CuO (to) nung nóng vào dung dịch C2H5OH.(2) Dẫn C2H2 qua dung dịch AgNO3/NH3.(3) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (to).(4) Nhiệt phân muối CaCO3.(5) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 (dư).Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là:
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 19 : Cho các cặp chất sau: Fe-Zn; Fe-Cu; Fe-Sn; Fe-Ni. Số cặp chất khi ăn mòn điện hoá xảy ra mà Fe bị ăn mòn trước là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 20 : Chất nào sau đây không thể làm mềm nước cứng tạm thời?
A Na2CO3.
B Na2SO4.
C NaOH.
D Na3PO4.
- Câu 21 : Quặng chứa hàm lượng sắt cao nhất là
A hematit.
B manhetit.
C xiđerit.
D pirit.
- Câu 22 : Hỗn hợp X gồm Fe, Ag, Cu và Mg. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng thì ta có thể cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch
A AgNO3.
B Fe(NO3)2.
C Cu(NO3)2.
D Fe(NO3)3.
- Câu 23 : Cho các chất sau: etilen, axetilen, vinyl axetilen, benzen, stiren, axit axetic, axit fomic. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là
A 1.
B 3.
C 5.
D 7.
- Câu 24 : Cho các nhận định sau:(1) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.(2) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.(3) Fructozơ cũng như glucozơ đều làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường.(4) Sacarozơ thuỷ phân trong môi trường axit cho sản phẩm là hai phân tử glucozơ.Số nhận định không chính xác là:
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 25 : Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả như sau:X, Y, Z, T lần lượt là
A glyxin, etyl fomat, glucozo, phenol.
B etyl fomat, glyxin, glucozo, anilin.
C glucozo, glyxin, etyl fomat, anilin.
D etyl fomat, glyxin, glucozo, axit acrylic.
- Câu 26 : Cho các phát biểu sau:(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.(d) Tripanmitin, triolein có công thức lần lượt là (C15H31COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.Số phát biểu đúng là
A 2.
B 4.
C 3.
D 1.
- Câu 27 : Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hoà tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà hết một phần ba dung dịch A là
A 100 ml.
B 200 ml.
C 300 ml.
D 600 ml.
- Câu 28 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol KHCO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn qua đồ thị sau:Tỉ lệ a:b là
A 2:1.
B 2:5.
C 1:3.
D 3:1.
- Câu 29 : Hòa tan hoàn toàn 8,975 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng . Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 32,975 gam muối khan. Vậy giá trị của V là
A 6,72.
B 5,6.
C 11,2.
D 4,48.
- Câu 30 : Đốt cháy m gam Fe trong bình đựng khí Cl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan X vào H2O lắc đều. Thêm tiếp dung dịch NaOH tới dư, thấy số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 0,3 mol. Thể tích khí Cl2 đã tham gia phản ứng là (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)
A 2,24 lít.
B 3,36 lít.
C 4,48 lít.
D 5,60 lít.
- Câu 31 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O4 không chứa vòng thơm, không tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng a mol X với dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được một ancol Y và m gam một muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Số công thức cấu tạo có thể của X là (X không làm đổi màu quỳ tím)
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 32 : Cho 3,99 gam hỗn hợp X gồm CH8N2O3 và C3H10N2O4 đều mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y và 1,232 lít khí X duy nhất ở đktc, làm xanh quỳ ẩm. Cô cạn Y thu được chất rắn chỉ chứa muối. Phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là
A 31,15%.
B 22,20%.
C 19,43%.
D
24,63%.
- Câu 33 : Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hiđro (0,195 mol), axetilen (0,150 mol), vinyl axetilen (0,120 mol) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro bằng 19,5. Khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A 55,2.
B 52,5.
C 27,6.
D 82,8.
- Câu 34 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2(2) Cho Ca vào dung dịch Ba(HCO3)2(3) Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng(4) Cho H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3(5) Cho SO2 dư vào dung dịch H2S(6) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2(7) Cho dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HClSố trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là
A 5.
B 4.
C 6.
D 8.
- Câu 35 : Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A Trong X có ba nhóm –CH3.
B Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
C Chất Y là ancol etylic.
D Phân tử Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
- Câu 36 : Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A 50,4.
B 40,5.
C 44,8.
D 33,6.
- Câu 37 : Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol đơn chức Y và este Z tạo bởi X và Y. Cho 9,3 gam M tác dụng vừa đủ với 75 ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,06 mol Y. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng M trên sinh ra 20,46 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Phần trăm số mol X trong M gần nhất với
A 57%.
B 37%.
C 43%.
D 32%.
- Câu 38 : Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hoà tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử nào khác của N+5). Cô cạn dung dịch Y thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y có thể hoà tan hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m gần nhất với
A 11,20.
B 23,12.
C 11,92.
D 0,72.
- Câu 39 : Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là:
A 3
B 8
C 5
D 4
- Câu 40 : Các oxit của crom: (a) Cr2O3, (b) CrO, (c)CrO3. Sắp xếp theo thứ tự oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính là
A b, a, c.
B c, b, a.
C c, a, b.
D a, b, c.
- Câu 41 : Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp rắn còn lại là
A Cu, FeO,MgO.
B Cu, Fe, Mg.
C CuO, Fe, MgO.
D Cu, Fe, MgO.
- Câu 42 : Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong khí oxi dư, thu được m gam Al2O3. Giá trị của m là
A 16
B 10,2
C 20,4
D 40,8
- Câu 43 : Điểm giống nhau giữa glucozo và fructozo là:
A làm mất màu dung dịch brom.
B có công thức phân tử C6H12O5.
C có nhóm chức –CH=O trong phân tử.
D thuộc loại monosaccarit
- Câu 44 : Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là
A glucozơ.
B xenlulozơ.
C saccarozơ.
D tinh bột.
- Câu 45 : Nhiệt phân hoàn toàn mỗi hợp chất dưới đây trong các bình kín riêng biệt không chứa không khí. Sau khi phản ứng, đem chất rắn phản ứng với dd HNO3 đặc nóng dư. Trường hợp nào có khí màu nâu đỏ thoát ra :
A Fe(OH)3
B Fe(OH)2
C Fe(NO3)2
D Fe2(SO4)3
- Câu 46 : Amin X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H11N. X có phản ứng thế H trong vòng benzen với Br2 (dd). Khi cho X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A 7
B 9
C 8
D 6
- Câu 47 : Cho các câu sau:(1) PVC là chất vô định hình.(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.(3) Poli(metyl metacrylat ) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.(4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.(5) Vật liện compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.(7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.Số nhận định không đúng là :
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 48 : Khi làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là
A C3H6O2.
B C3H4O2.
C C4H6O2.
D C4H8O2.
- Câu 49 : A là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H9N3O6 có khả năng tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Cho 20,52 gam A tác dụng với dung dịch chứa 20,4 gam NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam rắn. Giá trị của m gần nhất với:
A 29
B 23
C 26
D 30
- Câu 50 : Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A 6
B 7
C 4
D 5
- Câu 51 : Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na (tỉ lệ mol 1:2) vào 200 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,05M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 1,28 g
B 3,31g
C 1,96 g
D 0,98g
- Câu 52 : Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol là 1: 2). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,08 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và còn lại m1 gam chất rắn Z. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m1, m2 lần lượt là
A 0,64 và 14,72.
B 0,64 và 3,24
C 0,32 và 14,72.
D 0,64 và 11,48.
- Câu 53 : Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là
A 4,56 (g).
B 3,4(g).
C 5,84 (g)
D 5,62 (g).
- Câu 54 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm amoniac, metylamin, đimetylamin, etylmetylamin bằng một lượng không khí vừa đủ, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua P2O5 dư thì thấy khối lượng bình tăng thêm 11,52 gam và thoát ra 75,264 lít khí (ở đktc). Nếu lấy toàn bộ hỗn hợp X trên cho tác dụng với axit HCl dư thì khối lượng muối thu được là
A 14,16 gam
B 21,24 gam
C 28,32 gam
D 17,7 gam
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein