Đề thi online - Phương pháp tìm giao điểm của đườn...
- Câu 1 : Số phần tử của tập hợp các điểm chung của một đường thẳng và một mặt phẳng không thể là:
A 0
B 1
C 2
D Vô số
- Câu 2 : Giả sử M là giao của đường thẳng a và mặt phẳng (P). Khẳng định nào sau đây sai?
A \(M \in a\)
B \(M \in \left( P \right)\)
C Tồn tại đường thẳng \(b \subset \left( P \right)\) sao cho M là giao điểm của a và b
D Với đường thẳng b bất kỳ nằm trong (P), ta có M là giao của a và b
- Câu 3 : Giả sử M là giao của đường thẳng a và mặt phẳng (P). Khẳng định nào sau đây đúng?
A Tồn tại một và chỉ một đường thẳng \(b \subset \left( P \right)\) sao cho M là giao điểm của a và b
B Mọi mặt phẳng chứa a đều cắt (P)
C Tồn tại mặt phẳng chứa a nhưng không có điểm chung với (P)
D Mọi mặt phẳng chứa a đều không cắt (P)
- Câu 4 : Hai mặt phẳng (α) và (β) cắt nhau theo giao tuyến là đường thẳng d. Hai đường thẳng a, b lần lượt nằm trong (α), (β) và đều cắt đường thẳng d. Khẳng định nào sau đây sai?
A Giao điểm của a và d là giao điểm của a và mặt phẳng (β)
B Giao điểm của b và d là giao điểm của b và mặt phẳng (α)
C Giao điểm của b và mặt phẳng (α) nằm ngoài đường thẳng d
D Giao điểm của a và mặt phẳng (β) luôn nằm trên đường thẳng d
- Câu 5 : Cho hình chóp S.ABC. M, N lần lượt nằm trên 2 cạnh SA, SB sao cho MN không song song với AB. Khi đó giao điểm của MN và mặt phẳng (ABC) là:
A Giao của MN và AC
B Giao của MN và BC
C Giao của MN và AB
D Đáp án khác
- Câu 6 : Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông. Giao điểm của AC và mặt phẳng (SBD) là:
A Giao của AC và BD
B Giao của AC và SB
C Giao của AC và SD
D Đáp án khác
- Câu 7 : Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α). Một mặt phẳng (β) chứa d và cắt (α) theo giao tuyến là đường thẳng d’. Giao điểm của d và d’ là A. Khẳng định nào sau đây là sai?
A Điểm A thuộc mặt phẳng (α)
B Điểm A thuộc mặt phẳng (β)
C Điểm A là giao điểm của d và (α)
D Điểm A là giao điểm của d’ và (β)
- Câu 8 : Cho mặt phẳng (ABC) và hai điểm D, E nằm ngoài mặt phẳng (ABC). Một đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (ABC). Khẳng định nào sau đây đúng?
A Nếu DE song song với a thì tồn tại giao điểm M của DE và mặt phẳng (ABC) nằm ngoài đường thẳng a
B Nếu DE cắt a tại M thì M là giao điểm của DE và mặt phẳng (ABC)
C Nếu DE cắt a tại M thì tồn tại giao điểm M của DE và mặt phẳng (ABC) nằm ngoài đường thẳng a
D Nếu DE song song với a thì tồn tại giao điểm M của DE và mặt phẳng (ABC) nằm trên đường thẳng a
- Câu 9 : Cho đường thẳng a và mặt phẳng (P) không chứa a. Hai đường thẳng b và c cùng nằm trong mặt phẳng (P) và cùng cắt đường thẳng a. Khả năng nào sau đây không thể xảy ra?
A Hai đường thẳng b và c trùng nhau
B Hai đường thẳng b và c cắt nhau tại một điểm thuộc (P)
C Hai đường thẳng b và c cắt nhau tại một điểm thuộc đường thẳng a
D Hai đường thẳng b và c song song với nhau
- Câu 10 : Gọi M là giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P). Khẳng định nào sau đây đúng?
A Với mọi mặt phẳng (Q) chứa a, M thuộc giao tuyến của (P) và (Q)
B Không tồn tại mặt phẳng (Q) chứa a để M thuộc giao tuyến của (P) và (Q)
C Với mọi mặt phẳng (Q) chứa a, M không thuộc giao tuyến của (P) và (Q)
D Tồn tại mặt phẳng (Q) chứa a để M không thuộc giao tuyến của (P) và (Q)
- Câu 11 : Cho hình chóp S.ABC. M, N lần lượt là trung điểm SA, AB. P nằm trên cạnh BC sao cho BP = 2PC. Giao điểm I của SC và (MNP) là:
A Giao của NP và AC
B Giao của MP và AD
C Giao của MQ và SC (với Q là giao của NP và AC)
D Giao của AD và NP
- Câu 12 : Cho tứ diện ABCD. E, F lần lượt là các điểm nằm trong các tam giác BCD và ACD. M, N, P, Q lần lượt là giao của DE và BC, DF và AC, CE và BD, CF và AD. Khi đó giao điểm của EF và (ABC) là:
A Giao của EF và MQ
B Giao của EF và MP
C Giao của EF và NQ
D Giao của EF và MN
- Câu 13 : Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AD và BC, G là trọng tâm tam giác BCD. Khi đó giao điểm của đường thẳng MG và mp(ABC) là:
A Điểm C
B Giao điểm của đường thẳng MG và đường thẳng AN
C Điểm N
D Giao điểm của đường thẳng MG và đường thẳng BC
- Câu 14 : Cho tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm AC, BC. K là điểm thuộc cạnh BD sao cho BK = 2KD. Gọi I là giao điểm của AD và (MNK). MI cắt CD tại điểm E. Khẳng định nào sau đây đúng?
A E ∈ MN
B E ∈ MK
C E ∈ NK
D Tất cả đều sai
- Câu 15 : Cho hình chóp S.ABCD có M, N lần lượt nằm trên các cạnh SC, BC. Gọi P là giao điểm của SD với mặt phẳng (AMN). L là giao AN và BD. K là giao AM và LP. Khẳng định nào sau đây đúng?
A \(L \notin \left( {AKP} \right)\)
B \(K \notin \left( {SBD} \right)\)
C LK là giao tuyến của (AMN) và (SBD)
D K là giao điểm của AM và (SCD)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau