Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT N...
- Câu 1 : Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 2 : Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?
A C6H7N
B C2H7N
C C3H9N
D C3H7N
- Câu 3 : Aminoaxit X có tên thường là Glyxin. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A CH3-CH(NH2)-COOH
B H2N-[CH2]2-COOH
C H2N-CH2-COOH
D H2N-[CH2]3-COOH
- Câu 4 : Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là
A 49,61%.
B 48,86%.
C 56,32%.
D 68,75%.
- Câu 5 : Cho m gam tinh bột len men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75g kết tủa. Giá trị của m là
A 65.
B 75.
C 8.
D 55.
- Câu 6 : Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng:
A dung dịch Br2.
B dung dịch NaOH.
C dung dịch KNO3.
D dung dịch Ca(OH)2.
- Câu 7 : Một ancol no, đơn chức, mạch hở có phần trăm khối lượng nguyên tố O là 50%. CTPT của ancol là
A CH2=CHCH2OH.
B CH3OH.
C C3H7OH.
D C6H5CH2OH.
- Câu 8 : Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là
A pentan.
B 2-metylbutan.
C 2,2-đimetylpropan.
D 2-đimetylpropan.
- Câu 9 : X là hỗn hợp gồm phenol và metanol. Đốt cháy hoàn toàn X được nCO2 = nH2O. Vậy % khối lượng metanol trong X là
A 25%.
B 59,5%.
C 20%.
D 50,5%.
- Câu 10 : Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí.Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc):
A 4,96 gam.
B 8,80 gam
C 4,16 gam.
D 17,6 gam.
- Câu 11 : Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức chung của X có dạng:
A H2NRCOOH
B H2NR(COOH)2
C (H2N)2RCOOH
D (H2N)2R(COOH)2
- Câu 12 : Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 5,92.
B 3,46.
C 2,26.
D 4,68.
- Câu 13 : Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M; và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Để trung hòa 300 ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V là
A 1000.
B 500.
C 200.
D 250.
- Câu 14 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. (4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4.Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là:
A 6
B 5
C 3
D 4
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn amino axit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dd NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N2 (đktc). Vậy CTPT của X có thể là:
A C4H9O2N
B C2H5O2N
C C3H7O2N
D C3H9O2N
- Câu 16 : Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A CH2=CHCOONH4
B H2N-C2H4COOH
C H2NCOO-CH2CH3
D H2NCH2COO-CH3
- Câu 17 : Cho các phát biểu sau:(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử. (c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.Số phát biểu đúng là
A 3
B 2
C 4
D 5
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein