Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới ( từ câu 1 đến câu 5): (1) Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại thực phẩm dạng hơi tròn, trông mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu (như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang,v.v) bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở.(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)(2) Người Việt Nam chúng mình đã chẳng còn xa lạ gì với những sợi bún trắng tinh, thoang thoảng hương thơm rồi. Dù là miền Bắc, miền Nam hay miền Trung, ở nơi đâu sợi bún cũng tạo nên những món ăn độc đáo, đặc trưng cho mỗi vùng miền. Nhưng ở xứ Huế, người ta càng ưa chuộng bún hơn bởi cái tính “kiểu Huế” của nó. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, là sự thanh tao, cầu kỳ, tỉ mỉ từ hương đến sắc khiến cho người thưởng thức không chỉ cảm nhận được cái ngon của món ăn mà còn cảm nhận được cái hồn của người chế biến.Tô bún bò Huế trông có vẻ đạm bạc nhưng lại rất thanh lịch với nước bún trong, để lộ những sợi bún trắng nằm xếp lớp, vài lát ớt màu đỏ nổi bật trên nền xanh pha trắng của rau hành, quyện với những vàng sao của tinh dầu nhưng vẫn không che được miếng giò heo trắng ngả vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và miếng xương tròn ở giữa. Nhìn bát bún cứ ngỡ như bông hoa có nhụy vàng, ẩn trong tấm rèm màu nâu đỏ, với những đường vân màu vàng nhạt của những lát thịt bò bắp. Lấy đầu đũa gắp ít ớt tương hoặc ớt ruốc, nhúng vào tô bún, ớt sẽ từ từ tỏa bung ra như hoa nở trên mặt nước bún và chất cay cũng thong thả lan tỏa quanh tô bún khiến thực khách, dù chưa ăn, cũng phải hít hà. Nếu cảm thấy chưa “đã”, có thể cầm lên trái ớt xanh, căng mọng cắn một miếng, sẽ biết thế nào là cái “hiền” của Huế, cái hiền đằm thắm, nhẫn nhịn đó khiến bao tao nhân mặc khách phải giọt ngắn giọt dài.( Theo Báo Tổ Quốc – Huế xưa và nay) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của mỗi văn bản đã cho. (1,0 điểm)Câu 2: Mỗi văn bản được viết về nội dung gì? (0,5 điểm)Câu 3: Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản (2) có đặc điểm gì? (0,5 điểm)Câu 4: Trong hai văn bản đã cho, anh/chị thích văn bản nào hơn? Vì sao? (0,5 điểm)Câu 5: Hai văn bản đã khơi gợi trong anh/chị những cảm xúc gì? Trả lời khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
- Câu 2 : (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách ứng xử của con người trong xã hội thông qua câu chuyện sau:Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép)
- Câu 3 : (4,0 điểm)Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:“…Bên kia sông ĐuốngQuê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…”(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Ngữ văn12, Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.72) “…Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non NghiênCon cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước một lối sống ông cha…”(Đất nước, trích chương V trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm,SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 1,NXB Giáo dục, 2008, tr.117)
Xem thêm
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4