Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : Phương pháp đổ nước thí nghiệm xác định hệ số thấm của A.K. Bôndưrep áp dụng thích hợp cho đất đá nào và điều kiện cụ thể nào:
A. Đất sét có mặt lớp xuất lộ hoặc tại độ sâu không quá 1,5 m, có tính thấm nhỏ
B. Đất sét pha có mặt lớp xuất lộ hoặc độ sâu không quá 1,5 m, có tính thấm nhỏ
C. Đất cát pha, cát mịn có mặt lớp lộ hoặc độ sâu không quá 1,5 m, có tính thấm không lớn
D. Đất cát thô lẫn sỏi sạn hay đất sỏi sạn có mặt lớp lộ hoặc độ sâu không quá 1,5 m, có tính thấm tương đối lớn đến lớn
- Câu 2 : Phương pháp đổ nước thí nghiệm xác định hệ số thấm của N.X. Netxterop áp dụng thích hợp cho đất đá nào và điều kiện cụ thể nào:
A. Cuội dăm sạn có mặt lớp xuất lộ hoặc sâu không quá 1,5 m, có tính thấm lớn
B. Đất hạt nhỏ và đất hạt mịn chứa nhiều sỏi sạn có mặt lớp xuất lộ hoặc sâu không quá 1,5 m, không bão hòa, có tính thấm trung bình đến yếu
C. Đất hòn tảng có mặt lớp lộ hoặc sâu không quá 1,5 m, có tính thấm không lớn
D. Sỏi sạn có mặt lớp lộ hoặc sâu không quá 1,5 m, có tính thấm tương đối lớn đến lớn
- Câu 3 : Điều kiện áp dụng phương pháp đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan theo phương pháp cột nước không đổi – Phương pháp V.M. Nasberg là:
A. Đáy đoạn đổ nước cao hơn mực nước ngầm hoặc mái tầng cách nước khoảng (T) lớn hơn hoặc bằng chiều cao cột nước đổ (H) ( T > H)
B. Chiều cao cột nước thí nghiệm (H) nằm trong phạm vi chiều dài đoạn đổ nước (L) (H
C. Tỷ số giữa cột nước (H) và bán kính của hố khoan đổ nước (r) nằm trong khoảng 50 ≤ H/r ≤ 200
D. Cả ba phương án a, b, c
- Câu 4 : Sản phẩm cuối cùng của công tác đo vẽ địa chất công trình là gì:
A. Bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứu kèm theo thuyết minh
B. Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu kèm theo thuyết minh
C. Bản đồ địa chất công trình kèm theo thuyết minh
D. Bản đồ địa chất thủy văn kèm theo thuyết minh
- Câu 5 : Để thực hiện công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chất công trình, cần phải có những giai đoạn công việc nào trong các phương án dưới đây:
A. Lập đề cương và dự toán của phương án; công tác chuẩn bị
B. Công tác chuẩn bị; Công tác đo vẽ thực địa; Chỉnh lý tài liệu
C. Công tác thực địa; chỉnh lý tài liệu, lập bản đồ và viết thuyết minh
D. Phương án a và c
- Câu 6 : Khi định vị vị trí lỗ khoan ngoài thực địa cần phải:
A. Ước lượng vị trí lỗ khoan ngoài thực địa
B. Bảo đảm đúng tọa độ vị trí lỗ khoan đã được quy định trong bản nhiệm vụ khảo sát
C. Tuân theo các quy định của công tác đo đạc trong tiêu chuẩn liên quan
D. Phương án b và c
- Câu 7 : Trong trường hợp gặp khó khăn về địa hình, không thể khoan đúng vị trí đã định và nếu không có quy định gì đặc biệt thì được phép dịch chuyển vị trí lỗ khoan với khoảng cách bao nhiêu:
A. Tùy ý, miễn là thuận lợi cho công tác khoan
B. 0,5 đến 1 m tính từ vị trí lỗ khoan thiết kế, nhưng phải bảo đảm mục đích thăm dò của lỗ khoan
C. 0,5 đến 3 m tính từ vị trí lỗ khoan thiết kế
D. 0,5 đến 1,5 m tính từ vị trí lỗ khoan thiết kế
- Câu 8 : Để xác định cao độ miệng lỗ khoan ngoài thực địa, cần phải dựa vào:
A. Địa hình thực tế để ước lượng cao độ
B. Cọc mốc cao độ; cọc định vị công trình có ghi cao độ hay mốc cao độ giả định và xác định cao độ sau
C. Lập mốc giả định tại khu vực xây dựng công trình và xác định cao độ theo mốc này
D. Địa hình thực tế và mốc giả định để ước lượng cao độ
- Câu 9 : Trong quá trình khoan phải theo dõi, đo đạc và ghi chép đầy đủ những nội dung:
A. Diễn biến trong quá trình khoan như: tốc độ khoan, hiện tượng tụt cần khoan, lưu lượng và mầu sắc dung dịch…
B. Đo chiều sâu khoan và mô tả địa tầng, địa chất thủy văn
C. Công tác lấy mẫu thí nghiệm; thí nghiệm SPT, cắt cánh…
D. Cả ba phương án a, b, c
- Câu 10 : Khi khoan trong đất đá mềm yếu, dụng dung dịch sét có tác dụng gì:
A. Làm cho khoan trơn và dễ khoan hơn
B. Vận chuyển mùn khoan tốt hơn
C. Tác dụng chống sập lở thành lỗ khoan
D. Làm mát dụng cụ khoan tốt hơn
- Câu 11 : Đối với đất loại sét trạng thái dẻo chảy, chảy và bùn thường sử dụng những loại ống mẫu nào để lấy mẫu nguyên trạng:
A. Ống mẫu nguyên trạng loại thường
B. Ống mẫu có van
C. Ống mẫu nòng đôi
D. Ống mẫu thành mỏng hay ống mẫu Pittong
- Câu 12 : Quy định về Phương án khảo sát địa kỹ thuật đầy đủ phải gồm những nội dung nào:
A. Thành phần, khối lượng; yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện
B. Thành phần, khối lượng, tiến độ của công tác khảo sát cần thực hiện
C. Giải pháp tổ chức thực hiện; tiến độ và giá thành dự kiến
D. Phương án a và c
- Câu 13 : Kết quả khảo sát địa chất công trình (Khảo sát Địa kỹ thuật) cho giai đọan trước thiết kế cơ sở được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ gì:
A. Luận chứng cho Dự án đầu tư (Báo cáo khả thi) và kiến nghị chọn giải pháp móng thích hợp
B. Luận chứng cho quy hoạch tổng thể và làm cơ sở để thiết kế khảo sát địa chất công trình giai đoạn chi tiết hơn
C. Chính xác hóa vị trí công trình và cung cấp tài liệu cho thiết kế kỹ thuật để xây dựng công trình
D. Kiểm tra và chính xác hóa những vấn đề còn nghi ngờ hoặc còn thiếu hoặc phục vụ thiết kế giải pháp công trình
- Câu 14 : Kết quả khảo sát địa chất công trinh (Khảo sát Địa kỹ thuật) cho giai đọan thiết kế cơ sở được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ gì:
A. Luận chứng cho Dự án đầu tư (Báo cáo khả thi) và kiến nghị chọn giải pháp móng thích hợp
B. Luận chứng cho quy hoạch tổng thể và làm cơ sở để thiết kế khảo sát địa chất công trình giai đoạn chi tiết hơn
C. Chính xác hóa vị trí công trình và cung cấp tài liệu cho thiết kế kỹ thuật để xây dựng công trình
D. Kiểm tra và chính xác hóa những vấn đề còn nghi ngờ hoặc còn thiếu hoặc phục vụ thiết kế giải pháp công trình
- Câu 15 : Kết quả khảo sát địa chất công trinh (Khảo sát Địa kỹ thuật) cho giai đọan thiết kế kỹ thuật được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ gì:
A. Luận chứng cho Dự án đầu tư (Báo cáo khả thi) và kiến nghị chọn giải pháp móng thích hợp
B. Luận chứng cho quy hoạch tổng thể và làm cơ sở để thiết kế khảo sát địa chất công trình giai đoạn chi tiết hơn
C. Chính xác hóa vị trí công trình và cung cấp tài liệu cho thiết kế kỹ thuật để xây dựng công trình
D. Kiểm tra và chính xác hóa những vấn đề còn nghi ngờ hoặc còn thiếu hoặc phục vụ thiết kế giải pháp công trình
- Câu 16 : Khi khảo sát địa chất công trình cho khu nhà cao tầng phục vụ thiết kế cơ sở thì mạng lưới lỗ khoan thăm dò thường được bố trí như thế nào:
A. Bố trí ngay trên diện tích xây dựng của từng hạng mục công trình
B. Bố trí theo tuyến hoặc theo mạng lưới trên tòan bộ diện tích khu xây dựng của dự án
C. Bố trí tùy thuộc điều kiện địa hình thực tế của khu vực xây dựng
D. Mỗi hạng mục công trình bắt buộc phải bố trí một công trình thăm dò
- Câu 17 : Khi khảo sát địa chất công trình cho khu nhà cao tầng phục vụ thiết kế kỹ thuật thì mạng lưới công trình thăm dò thường được bố trí như thế nào:
A. Mỗi hạng mục công trình bắt buộc phải bố trí một công trình thăm dò
B. Bố trí theo tuyến hoặc theo mạng lưới trên tòan bộ diện tích khu xây dựng của dự án
C. Bố trí tùy thuộc điều kiện địa hình thực tế của khu vực xây dựng
D. Bố trí ngay trên diện tích xây dựng của từng hạng mục công trình
- Câu 18 : Khi xác định chiều sâu các công trình thăm dò thì người ta phải dựa vào những yếu tố nào:
A. Mục đích tiến hành công tác thăm dò
B. Quy mô tải trọng và tầm quan trọng của công trình
C. Đặc điểm cấu trúc địa chất
D. Cả ba phương án a, b, c và chọn điều kiện an toàn chung cho công trình
- Câu 19 : Hiểu thế nào là hàm lượng phần trăm tích lũy tại một đường kính hạt đất:
A. Là hàm lượng phần trăm tích lũy của các đường kính hạt lớn hơn hoặc bằng đường kính đó
B. Là tổng hàm lượng phần trăm của các hạt có đường kính nhỏ hơn đường kính đó
C. Là hàm lượng phần trăm của hạt có đường kính bằng đường kính đó
D. Là hàm lượng phần trăm theo khối lượng của các hạt có đường kính nhỏ hơn đường kính đó
- Câu 20 : Việc phân tích thành phần hạt bằng sàng khô được thực hiện đối với đất rời (không có hoặc có không đáng kể hạt bụi và sét) khi hạt đất có kích thước:
A. Lớn hơn 0,25 mm
B. Lớn hơn 0,5 mm
C. Lớn hơn 1,0 mm
D. Lớn hơn 2,0 mm
- Câu 21 : Việc phân tích thành phần hạt bằng sàng ướt được thực hiện đối với đất có tính dính (có chứa đáng kể các hạt bụi và sét) khi hạt đất có kích thước:
A. Lớn hơn 0,1 mm
B. Lớn hơn 0,5 mm
C. Lớn hơn 1,0 mm
D. Lớn hơn 0,25 mm
- Câu 22 : Phương pháp tỷ trọng kế được áp dụng để phân tích thành phần hạt của đất loại sét đối với các hạt có kích thước:
A. Nhỏ hơn 0,05 mm
B. Nhỏ hơn 1,0 mm
C. Nhỏ hơn 0,1 mm
D. Nhỏ hơn 0,02 mm
- Câu 23 : Mẫu đất đá nguyên trạng là mẫu đất đá khi lấy lên bảo đảm các yêu cầu sau:
A. Mẫu vẫn giữ nguyên được thành phần và trạng thái của đất đá
B. Mẫu vẫn giữ nguyên được độ ẩm; trạng thái và thành phần của đất đá
C. Mẫu vẫn giữ nguyên được thành phần và kết cấu của đất đá
D. Mẫu vẫn giữ nguyên được kết cấu, thành phần, trạng thái và các tính chất như trong thiên nhiên (không kể sự thay đổi trạng thái ứng suất)
- Câu 24 : Yêu cầu khi lấy mẫu nguyên trạng vào hộp đựng cần phải thực hiện những nội dung công việc gì:
A. Đậy nắp hai đầu ống mẫu và dán một thẻ mẫu bên ngoài, sau đó bọc kín bằng vật liệu cách li
B. Đặt một thẻ mẫu lên đầu trên của mẫu và đậy nắp hộp mẫu, ngoài dán một thẻ mẫu khác có đánh dấu đầu trên của mẫu
C. Bọc kín mẫu bằng vật liệu cách li có quét parafin cách ẩm
D. Phương án b và c
- Câu 25 : Khi xếp mẫu nguyên trạng vào hòm cần phải thực hiện và tuân thủ các bước sau:
A. Đánh số hòm, ghi địa chỉ người gửi, người nhận, đánh các ký hiệu và ghi chú cần thiết để bảo vệ hòm mẫu.
B. Xếp mẫu vào hòm phải chèn các khoảng trống giữa các mẫu bằng vỏ bào,… sao cho chặt khít.
C. Xếp mẫu vào hòm cách nhau 2-3 cm, cách thành hòm 3-4 cm, chèn chặt bằng vỏ bào,… , dưới mẫu để bảng thống kê mẫu.
D. Phương án a và c
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4