Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 12 năm 2019 - 2020 Trườ...
- Câu 1 : Hòa tan 17 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào nước được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Để trung hòa một nửa dung dịch Y cần dùng dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl (tỉ lệ mol 1:2). Tổng khối lượng muối được tạo ra là:
A. 14,97 gam
B. 20,65 gam
C. 21,025 gam
D. 42,05 gam
- Câu 2 : Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá
A. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên.
B. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
C. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ một vài giọt dung dịch H2SO4.
D. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
- Câu 3 : Cho 500 ml dung dịch H3PO4 0,5M phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch chứa NaOH 0,625M và Ba(OH)2 0,5M, tổng khối lượng muối tạo thành là:
A. 47,40
B. 42,75
C. 57,00
D. 53,73
- Câu 4 : Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch: Na2S; H2S; H2SO4( loãng); H2SO4( đặc); CH3NH2; AgNO3; Na2CO3; Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 5
B. 8
C. 6
D. 7
- Câu 5 : Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, có đặc điểm là:
A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
B. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.
D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.
- Câu 6 : Các chất khí sau: SO2, NO2, Cl2, N2O, CO2.Các chất khí khi tác dụng với dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường) luôn tạo ra 2 muối là:
A. NO2, SO2 , CO2
B. SO2, CO2
C. Cl2, NO2
D. CO2, Cl2, N2O
- Câu 7 : Cho phương trình hóa học:Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + N2 + H2O
A. 260
B. 53
C. 207
D. 520
- Câu 8 : Có các phát biểu sau:(1) Lưu huỳnh, photpho, C2H5OH đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4)
- Câu 9 : Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Na2CO3 1,0 M và KOH 1,5 M. Sau khi phẳn ứng hoàn toàn được dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(NO3)2 dư vào Y được m gam kết tủa. Tính m ?
A. 59,10 g
B. 68,95 g
C. 78,80 g
D. 98,50 g
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 71,43%
B. 75%
C. 80%
D. 60%
- Câu 11 : Cho m gam Al tan hết vào dung dịch chứa NaNO3 và KOH( đun nóng) thấy thoát ra hỗn hợp khí X( gồm 2 khí) có tỉ khối đối với H2 bằng 4,75. Lượng khí X ở trên có thể khử được tối đa 30 gam CuO. Gía trị của m là:
A. 33,75
B. 12,15
C. 14,85
D. 13,5
- Câu 12 : Hòa tan hết 6,08 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,792 lít NO (đktc). Thêm từ từ 2,88 gam bột Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :
A. 4,4 gam
B. 4,96 gam
C. 6,4 gam
D. 3,84 gam
- Câu 13 : Khi cho hổn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất rắn X và dung dịch Y. Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y?
A. BaCl2, HCl, Cl2
B. Br2, NaNO3, KMnO4
C. NaOH, Na2SO4,Cl2
D. KI, NH3, NH4Cl
- Câu 14 : Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là
A. than đá, xăng, dầu
B. khí thiên nhiên
C. xăng, dầu
D. củi gỗ, than cốc
- Câu 15 : Có 5 dung dịch riêng biệt: HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3, HCl có lẫn CuSO4, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
- Câu 16 : Cho các chất: Na2SO3, CaSO3, Na2S, Fe(HCO3)2, NaHSO3, FeS. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng có thể tạo khí SO2?
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 17 : Dãy các kim loại điều chế được bằng phương pháp thuỷ luyện là?
A. Ba, Ca, Na, Mg
B. Ag, Ba, Ca, Zn
C. Ag, Al, Cu, Ba
D. Ag, Cu, Fe, Ni
- Câu 18 : Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: KMnO4, Cl2, NaOH, CuSO4, Cu, KNO3, KI, thì dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất ?
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 19 : Cho các thí nghiệm sau:(I) Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội.
A. 1
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 20 : Cho 3,84 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là:
A. 25,38 gam
B. 24,68 gam
C. 23,68 gam
D. 25,08 gam
- Câu 21 : Cho m gam mỗi chất vào trong bình có dung tích không đổi, rồi nung cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn và đều đưa về 273oC, có áp suất là P. Chất nào sau đây cho ra giá trị P lớn nhất ?
A. KClO3 (xt: MnO2)
B. KNO3
C. AgNO3
D. KMnO4
- Câu 22 : Hoà tan bột Fe vào 200ml dung dịch NaNO3 và H2SO4. Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có tỉ lệ mol (2:1) và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là
A. 70,4 gam.
B. 120,4 gam.
C. 75 gam.
D. 126 gam.
- Câu 23 : Cho 0,2 mol Zn vào dung dịch X gồm: 0,2 mol Fe(NO3)3, 0,1mol Cu(NO3)2, 0,1 mol AgNO3. Khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc là
A. 10,8 gam.
B. 14 gam.
C. 16,4 gam.
D. 17,2 gam.
- Câu 24 : Lấy m gam K cho tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp N (đktc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào M dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,224 lít khí Y. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. Xác định m?
A. 3,12 gam.
B. 7,8 gam.
C. 6,63 gam.
D. 12,48 gam.
- Câu 25 : Số nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s là:
A. 2
B. 1
C. 10
D. 12
- Câu 26 : Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 400 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 aM và NaCl 1M, với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch tạo thành bị giảm so với ban đầu là 10,4 gam. Giá trị của a là
A. 0,129 M.
B. 0,125 M.
C. 0,2M.
D. 0,1M.
- Câu 27 : Điện phân 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2 M với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 5 A, trong thời gian 19 phút 18 giây. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam. Tính m, biết hiệu suất điện phân 80 % , bỏ qua sự bay hơi của nước.
A. 6,76g
B. 3,056 g
C. 3,44g
D. 3,92g
- Câu 28 : Cho các phản ứng:Na2SO3 + H2SO4 → Khí X
A. X, Y, Z, T
B. X, Y, Z
C. X, Y
D. Y, Z
- Câu 29 : Cho từ từ 100ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 1M với KHCO3 aM vào 200ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của a là
A. 1M.
B. 0,5M.
C. 0,2M.
D. 0,4M.
- Câu 30 : Nung m gam K2Cr2O7 với S dư thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào nước, lọc bỏ phần không tan rồi thêm BaCl2 dư vào dung dịch thu được 18,64 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,52 gam
B. 29,4 gam
C. 17,64 gam
D. 24,99 gam
- Câu 31 : Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch X chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 17,73.
B. 19,7.
C. 9,85.
D. 14,775.
- Câu 32 : Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Phân bón phức hợp là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ khác nhau.
B. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp natri clorua và natri hipoclorit.
C. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
D. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3
- Câu 33 : Dung dịch X có chứa KCl, FeCl3, HCl. Điện phân dung dịch X một thời gian thu được dung dịch Y. Y không làm đổi màu quỳ tím chứng tỏ quá trình điện phân đã dừng lại khi:
A. vừa hết FeCl2
B. vừa hết FeCl3
C. vừa hết HCl
D. điện phân hết KCl
- Câu 34 : Nhiệt phân hoàn toàn 54,8 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí thu được 24 gam hỗn hợp chất rắn A và hỗn hợp khí X. Sục X vào dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là
A. 30,8 gam.
B. 34 gam.
C. 17 gam.
D. 49,4 gam.
- Câu 35 : A là một hợp chất màu lục thực tế không tan trong dung dịch loãng axit và kiềm. Khi nấu chảy với K2CO3 có mặt không khí thì chuyển thành chất B có màu vàng (dễ tan trong nước). Cho chất B tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành chất C có màu da cam. Chất C tác dụng với HCl đặc thấy tạo thành chất khí màu vàng lục. A, B, C lần lượt là
A. CrO, K2Cr2O7, K2CrO4.
B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7
C. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4.
D. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.
- Câu 36 : Điện tích hạt nhân nguyên tử R là +38,448.10-19C. Phát biểu đúng là:
A. RO3 là oxit bazơ
B. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử R có 4 electron độc thân
C. R2O3 không tan trong dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường
D. R(OH)3 không tan được trong dung dịch KOH loãng
- Câu 37 : Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl
B. Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước
C. Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl
D. Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước
- Câu 38 : Hợp kim X gồm Au, Ag, Cu. Cho 47,8 gam hợp kim X tác dụng với nước cường toan dư, sau phản ứng thu được 5,376 lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc); 8,61 gam kết tủa Y và dung dịch Z. Thành phần phần trăm về khối lượng của Au trong hợp kim X là:
A. 61,82%
B. 82,43%
C. 86,55%
D. 92,73%
- Câu 39 : Hòa tan m gam hh X gồm CuCl2 và FeCl3 trong nước được dung dịch Y . Chia Y 2 phần bằng nhau.Phần 1 : cho khí H2S dư vào được 1,28 g kết tủa.
A. 9,2 g
B. 10,2 g
C. 14,6 g
D. 8,4 g
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein