Câu hỏi trắc nghiệm Dược lý - Đề số 19
- Câu 1 : Thuốc ức chế beta dùng để điều trị cao huyết áp theo cơ chế:
A. Dãn mạch ngoại biên
B. Giảm thể tích dịch lưu hành
C. Trung gian hệ giao cảm
D. Giảm Natri
- Câu 2 : Tác dụng hạ huyết áp chính của Dihydralazine là:
A. Giảm Natri
B. Dãn trực tiếp cơ trơn thành động mạch
C. Dãn trực tiếp cơ trơn tiểu động mạch
D. B & C đúng
- Câu 3 : Enzyme chuyển đổi Angiotensine thường có nhiều trong:
A. Cơ
B. Huyết tương, não
C. Thành mạch, não
D. Thành mạch, não, thận, huyết tương
- Câu 4 : Các thuốc ức chế Enzyme chuyển đổi khuếch tán tốt qua hàng rào máu não vì:
A. Tan nhiều trong nước
B. Tan nhiều trong lipide
C. Không tan trong nước
D. Không tan trong lipide
- Câu 5 : Các thuốc ức chế calci được dùng trong điều trị cao huyết áp do:
A. Làm dãn các động mạch
B. Làm dãn các tiểu động mạch
C. Ức chế sự đi vào của các ion calci trong tế báo cơ tim và cơ trơn
D. Tất cả đều đúng
- Câu 6 : Các thuốc có tác dụng chủ yếu dãn mạch ngoại biên trong điều trị cao huyết áp:
A. Dihydralazine
B. Captopril
C. Methyl dopa
D. Propranolol
- Câu 7 : Ngoài tác dụng hạ huyết áp, Dihydralazine còn có tác dụng:
A. Kích thích tim
B. Nhịp tim tăng nhanh
C. An thần
D. Giảm sức cản ngoại vi
- Câu 8 : Dihydralazine được hấp thu theo đường:
A. Tiêu hóa
B. Da
C. Trực tràng
D. Hô hấp
- Câu 9 : Thuốc qua được nhau thai và có thể gây tăng glucose máu bào thai:
A. Methyl Dopa
B. Captopril
C. Nifedipine
D. Diazoxide
- Câu 10 : Trong cao huyết áp kịch phát, Nifedipine có hiệu quả nhanh khi dùng bằng đường:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm dưới da
C. Uống
D. Ngậm dưới lưỡi
- Câu 11 : Cơ chế tác dụng của các thuóc ức chế Beta trong điều trị cao huyết áp là:
A. Giảm thể tích dịch lưu hành
B. Giảm Natri
C. Qua trung gian giao cảm
D. Chưa biết rõ
- Câu 12 : Trong điều trị cao huyết áp có biến chứng suy tim, có thể dùng nhóm thuốc:
A. Thuốc ức chế men chuyển
B. Thuốc ức chế calci
C. Thuốc dãn mạch
D. Thuốc tác dụng trên hệ giao cảm
- Câu 13 : Phentolamine và Prazosine là thuốc hạ huyết áp nhóm:
A. Kích thích Beta
B. Ức chế Beta
C. Kích thích Alpha
D. Ức chế Alpha
- Câu 14 : Tác dụng dược lý của thuốc ngủ Barbiturat là:
A. Ức chế thần kinh trung ương
B. Làm giảm biên độ và tần số nhịp thở
C. Làm giảm lưu lượng tim và giảm huyết áp
D. Tất cả đều đúng
- Câu 15 : Chống lo âu, giảm đau, chống co giật, dãn cơ và quên là tính chất chung của:
A. Barbiturat
B. Benzodiazepine
C. An thần kinh
D. Chống lo âu
- Câu 16 : Khi tiêm bắp, Diazepam hấp thu:
A. Nhanh
B. Trung bình
C. Chậm
D. Rất chậm
- Câu 17 : Tác dụng không mong muốn của Benzodiazepine là:
A. Ngủ gà
B. Tăng tác dụng của rượu
C. Phụ thuộc thuốc
D. Tất cả đều đúng
- Câu 18 : Levomepromazine là loại thuốc an thần kinh:
A. Tác dụng êm dịu
B. Đa tác dụng
C. Tác dụng nhanh
D. Có tác dụng chống thiếu sót
- Câu 19 : Chống chỉ định của các thuốc an thần kinh là:
A. Hôn mê do ngộ độc Barbiturique, glaucom góc đóng, u xơ tiền liệt tuyến
B. Glaucom góc đóng
C. Các trạng thái loạn thần cấp và mạn
D. Giảm các triệu chứng lo âu
- Câu 20 : Phenothiazine có thể gây tai biến hiếm gặp là:
A. Chết đột ngột
B. Chứng mất bạch cầu hạt
C. Hạ huyết áp tư thế đứng
D. Glaucom góc đóng
- Câu 21 : Loại thuốc chống loạn thần được tổng hợp đầu tiên nhưng hiện nay vẫn còn tác dụng là:
A. Haloperidol
B. Dogmatil
C. Clorpromazine
D. Moditen
- Câu 22 : Haloperidol (Haldol) là:
A. An thần kinh đa tác dụng
B. Thuốc ngủ
C. Thuốc bình thần
D. An thần kinh tác dụng êm dịu
- Câu 23 : Dấu hiệu ngoại tháp thường gặp khi dùng các thuốc an thần kinh là:
A. Những cơn hưng phấn vận động
B. Rối loạn thần kinh
C. Tăng trương lực cơ, mất vận động
D. Chứng vẹo cổ co cứng
- Câu 24 : Đối với Haloperidol (Haldol), tác dụng không mong muốn gặp chủ yếu là:
A. Tác dụng phụ về tâm thần
B. Các rối loạn thần kinh
C. Vàng do do ứ mật
D. Hội chứng ngoại tháp
- Câu 25 : Yếu tố nào không phải là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc ngủ nhóm Benzodiazepine:
A. Ngủ gà
B. Tăng tác dụng của rượu
C. Hội chứng cai
D. Chống co giật
- Câu 26 : Độc tính của Isoniazid (INH) đối với gan tăng lên khi dùng kết hợp với thuốc sau:
A. Quinidin
B. Propranolol
C. Digitoxin
D. Rifampicin
- Câu 27 : Cần giảm liều Isoniazid ở bệnh nhân:
A. Suy thận
B. Suy gan
C. Suy tim
D. Phụ nữ có thai
- Câu 28 : Pyrazynamid có tác dụng diệt BK trong môi trường:
A. Acid ở nội bào
B. Acid ở ngoại bào
C. Kiềm ở nội bào
D. Acid ở nôị và ngoại bào
- Câu 29 : Ethambutol vào máu tập trung nhiều ở:
A. Tổ chức xơ
B. Hạch vôi
C. Tổ chức bả đậu
D. Đại thực bào
- Câu 30 : Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Ethambutol:
A. Ù tai
B. Chóng mặt
C. Giảm trí nhớ
D. Giảm thị lực
- Câu 31 : Rifampicin qua được hàng rào:
A. Nhau thai
B. Sữa
C. Nhau thai và sữa
D. Máu - não
- Câu 32 : Chống chỉ định dùng Rifampicin ở bệnh nhân:
A. Suy thận
B. Suy tim
C. Viêm đa dây thần kinh
D. Phụ nữ có thai (3 tháng đầu)
- Câu 33 : Rifampicin làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc sau, khi dùng kết hợp:
A. Theophyllin
B. Salbutamol
C. Terbutalin
D. Quinidin
- Câu 34 : Tác dụng phụ thường gặp khi dùng phối hợp Isoniazid và Rifampicin:
A. Nổi ban ngoài da
B. Suy thận cấp
C. Viêm gan
D. Đau khớp
- Câu 35 : Rifampicin đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau:
A. 1-2 giờ
B. 2 - 3 giờ
C. 3-4 giờ
D. 4-5 giờ
- Câu 36 : Phụ nữ bị lao đang dùng thuốc tránh thai có Estrogen (loại uống) rát dễ “vỡ kế hoạch” khi dùng kèm thuốc chống lao sau:
A. Streptomycin
B. Isoniazid
C. Ethambutol
D. Rifampicin
- Câu 37 : Không nên dùng kèm Rifamycine với thuốc sau:
A. Theophylin
B. Quinin
C. Quinidin
D. Salbutamol
- Câu 38 : Ức chế tạo acid micolic để hình thành vách của vi khuẩn lao là cơ chế tác dụng của:
A. Rifampicine
B. Pyrazinamide
C. Ethabutol
D. Isoniazid
- Câu 39 : Có thể dự phòng tái biến trên thần kinh khi dùng INH liều cao bằng:
A. Vitamine C
B. Vitamine B1
C. Vitamine B6
D. Vitamine B12
- Câu 40 : Dạng thuốc tự do của INH ở trong máu chiếm:
A. 20 %
B. 30 %
C. 40 %
D. 50%
- Câu 41 : Giảm hấp thu INH xãy ra khi thuốc được uống cùng lần với:
A. Phenyltoin
B. Hydroxyd nhôm
C. Rifamycine
D. Phenolbarbital
- Câu 42 : Đặc điểm dược động học của Rìfampicine dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Bài tiết qua gan, mật
B. Chủ yếu bài tiết qua thận
C. Thuốc qua được nhau thai
D. Thuốc không qua được sữa.
- Câu 43 : Nguyên tắc dùng thuốc chống lao dưới đay là đúng, ngoại trừ:
A. Không dùng đơn độc một loại thuốc
B. Phải điều trị theo 2 giai đoạn: tấn công vầ duy trì
C. Thuốc phải uống một lần lúc đói
D. Phải giảm liều khi phối hợp thuốc
- Câu 44 : Ức chế hoạt động ARN polymerase để ngăn chận sự sinh tổng hợp ARN của vi khuẩn lao là cơ chế tác dụng:
A. Isoniazide
B. Ethambutol
C. Streptomycine
D. Rifampicine
- Câu 45 : Pyrazinamide có thời gian bán hủy
A. 7-8 giờ
B. 7-9 giờ
C. 8-9 giờ
D. 9-10 giờ
- Câu 46 : Tác dụng phụ của Pyrazinamide:
A. Giảm thị lực
B. Giảm thính lực
C. Suy thận
D. Tăng acid uric trong máu
- Câu 47 : Chống chỉ định dùng Pyrazinamide:
A. Suy tim
B. Cao huyết áp
C. Hen quản
D. Suy gan
- Câu 48 : Ethambutol bài tiết qua thận dưới dạng:
A. Phần lớn chất chuyển hóa
B. 50 % chất chuyển hóa, 50 % nguyên dạng
C. 30 % chất chuyển hóa, 70 % nguyên dạng
D. Phần lớn nguyên dạng
- Câu 49 : Streptomycin đào thải rất chậm qua thận vì vậy cần thận trọng ở bệnh nhân:
A. Suy thận, suy tim
B. Suy thận, trẻ sơ sinh
C. Suy thận, cao huyết áp
D. Suy thận, suy gan
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4