Đề thi thử THPT QG môn Hóa học THPT Sở GD và ĐT Qu...
- Câu 1 : Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với dung dịch KOH thì thu được
A CH2=CHCOOK và CH3OH.
B CH3COOK và CH2=CHOH
C CH3COOK và CH3CHO.
D C2H5COOK và CH3OH
- Câu 2 : Cho ba khí chứa trong ba bình riêng biệt gồm metylamin, amoniac và hiđro. Có thể nhận biết được khí hiđro bằng thuốc thử là
A dung dịch NaOH.
B nước vôi trong.
C nước brom.
D quỳ tím ẩm.
- Câu 3 : Hai dung dịch của chất nào sau đây đều tác dụng được với Fe?
A HCl và CaCl2.
B CuSO4 và HCl.
C MgCl2 và FeCl3.
D CuSO4 và ZnCl2.
- Câu 4 : Cho các phát biểu sau:(a) Muối NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.(b) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.(c) Công thức hóa học của thạch cao khan là CaSO4.(d) Các chất Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 đều lưỡng tính.(e) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời.Số phát biểu đúng là
A 3.
B 5.
C 2.
D 4.
- Câu 5 : Dung dịch NaOH 0,001 M có
A [H+] = [OH-].
B [H+] > [OH-].
C [Na+] < [OH-].
D [H+] < [OH-].
- Câu 6 : Metyl acrylat có công thức cấu tạo là
A CH2=CHCOOCH3.
B CH3COOCH=CH2.
C CH3COOCH3.
D HCOOCH3.
- Câu 7 : Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2CH2OH. Tên thay thế của X là
A propanal.
B propanoic.
C ancol propylic.
D propan-1-ol.
- Câu 8 : Số đồng phân amin bậc 2 của C4H11N là
A 3.
B 2.
C 4.
D 1.
- Câu 9 : Từ glyxin và analin có thể tạo ra bao nhiêu đipeptit là đồng phân của nhau?
A 1.
B 4.
C 2.
D 3.
- Câu 10 : Cho các phát biểu sau:(a) Kim loại Cu tan trong dung dịch FeCl2 dư.(b) Hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong dung dịch HCl dư.(c) Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2.(d) Ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+Số phát biểu đúng là
A 2.
B 3.
C 4.
D 1.
- Câu 11 : Phát biểu nào sau đây sai?
A Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon luôn có hóa trị 4.
B Hợp chất C2H6 không có đồng phân cấu tạo.
C Các hợp chất trong phân tử có chứa C, H, O là hiđrocacbon.
D Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm.
- Câu 12 : Nhôm không hòa tan trong dung dịch
A H2SO4 loãng.
B HNO3 đặc, nguội.
C HNO3 loãng.
D HCl
- Câu 13 : Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A Tơ capron.
B Tơ visco.
C Tơ nilon – 6,6.
D Tơ tằm.
- Câu 14 : Cho dung dịch natri hiđroxit loãng vào dung dịch đồng (II) sunfat thì thấy
A xuất hiện kết tủa xanh.
B xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
C xuất hiện kết tủa trắng
D xuất hiện kết tủa vàng.
- Câu 15 : Cho C2H5OH và ba hợp chất thơm sau: C6H5OH, CH3C6H4OH, C6H5CH2OH. Có bao nhiêu chất phản ứng được với kim loại natri nhưng không phản ứng được với dung dịch NaOH?
A 1.
B 3.
C 2.
D 4.
- Câu 16 : Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm các este đơn chức, no, mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6 gam và thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 30,0.
B 37,2.
C 15,0.
D 18,6
- Câu 17 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết trong dung dịch Y chứa 0,8 mol NaHCO3 và 0,4 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 70 gam kết tủa và 8,96 lít khí ( đktc). Giá trị của m là
A 16,6.
B 15,6.
C 17,2.
D 12,0.
- Câu 18 : Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X gồm Al, FeO và Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.+ Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,45 mol H2 và còn m gam chất rắn không tan.+ Cho phần hai vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,7 mol NO ( sản phẩm khử duy nhất).Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A 28,00.
B 22,40.
C 11,20.
D 20,16.
- Câu 19 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 dư.(b) Cho dung dichj NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.(c) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.(e) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch Al2 (SO4)3.Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A 2.
B 5.
C 3.
D 4.
- Câu 20 : Hòa tan hết 39,8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe cần dùng 800ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X chứa m gam muối. giá trị của m là
A 72,5.
B 155,0.
C 145,0.
D 125,0.
- Câu 21 : Cho hỗn hợp X gồm các chất: BaSO4, Na2SO4 và Na2CO3 được 65,0 gam. Cho toàn bộ lượng X trên vào cốc thủy tinh thu được hệ Y, cân Y được 284,6 gam. Cân 244 gam dung dịch HCl rồi cho từ từ đến hết vào hệ Y ( thấy khi dùng đến 200 gam dung dịch HCl thì không cò khí thoát ra nữa) thu được hệ Z( bao gồm cốc và hỗn hợp rắn – lỏng T) có khối lượng 518,0 gam ( bỏ qua sự bay hơi của nước). Lọc hỗn hợp T sấy phần chất rắn trên giấy lọc, cân được 30,6 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Na2SO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 27,7.
B 39,4.
C 47,1.
D 13,5.
- Câu 22 : Cho dung dịch X chứa a mol HCl, dung dịch Y chứa b mol KHCO3 và c mol K2CO3 ( với b = 2c) Tiến hành hai thí nghiệm sau:+ Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch Y, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc).+ Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào dung dịch X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc).Tổng giá trị của (a + b + c) là
A 1,35.
B 1,5.
C 1,95.
D 2,25.
- Câu 23 : Dẫn 8,4 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm propan, propen, propin và hiđro qua Ni (nung nóng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được 5,04 lít hỗn hợp Y. Đốt hoàn toàn Y rồi sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 37,5 gam kết tủa, đồng thời khối lượng bình chứa tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A 25,5.
B 27,3.
C 10,8.
D 48,3.
- Câu 24 : Cho các phát biểu:(a) Oxi hóa bột đồng (II) oxit màu đen bởi khí NH3 (t0) thì thu được chất rắn màu đỏ đồng.(b) Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí amoniac.(c) Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô khí NH3 ẩm.(d) Muối nitrat thể hiện tính oxi hóa mạnh ở nhiệt độ cao.(e) Cho hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu (tỉ lệ mon 4:1) vào dung dịch HCl loãng. Sau phản ứng không thu được dung dịch trong suốt.(f) Người ta khai thác và nhiệt phân các muối amoni để điều chế khí nitơ trong công nghiệp.(g) Các muối photphat đều ít tan trong nước.Số phát biểu đúng là
A 6.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 25 : Cho m gam hỗn hợp X gồm hai α – amino axit có cùng số mol, đều no, mạch hở, có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH tác dụng với dung dịch chứa 0,44 mol HCl được dung dịch Y. Y tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 0,84 mol KOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ sản phẩm cháy bằng dung dịch KOH dư, sau phản ứng khối lượng bình chứa dung dịch KOH tăng thêm 65,6 gam. Công thức cấu tạo của hai amino axit là
A H2NCH(C2H5)COOH và H2NCH2CH2COOH.
B H2NCH2COOH và H2NCH(C2H5)COOH.
C H2NCH2COOH và H2NCH(CH3)COOH.
D H2NCH(C2H5)COOH và H2NCH(CH3)COOH.
- Câu 26 : Cho 20,4 gam este no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được muối và 9,2 gam ancol etylic.Tên của X là
A etyl fomat.
B metyl axetat.
C etyl axetat.
D etyl propionat.
- Câu 27 : Đun nóng 0,2 mol hỗn hợpE gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E trong O2 vừa đủ, thu được hỗn hợp CO2 , H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là
A 36,92.
B 24,24.
C 33,56.
D 16,78.
- Câu 28 : Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 2,25 mol O2 , thu được 2,1 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 134,7 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 168,0.
B 167,0.
C 130,0.
D 129,0.
- Câu 29 : Hỗn hợp E gồm 0,1 mol một α - amino axit (X) no, mạch hở, chứa một nhóm –NH2 , một nhóm –COOH và 0,02 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M, thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y, thu được 9,856 lít CO2 (đktc). Đốt cháy 0,02a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ X cần x mol O2. Giá trị của x là
A 0,4410.
B 0,2205.
C 0,1103.
D 0,1440.
- Câu 30 : Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và AlCl3 thì khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn bằng đồ thị sau: Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 0,047.
B 0,048.
C 0,052.
D 0,025.
- Câu 31 : Cho 18,72 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,75 mol HCl và 0,06 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,08 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thu được 0,0225 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 110,055 gam kết tủa. Khối lượng (gam) của Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 7,8.
B 16,2.
C 11,0.
D 8,0.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein