Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa trường THPT Hùng...
- Câu 1 : Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp ?
A CH3 –CH3
B CH2=CH–Cl
C CH2=CH2
D CH2=CH–CH2 =CH
- Câu 2 : Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ?
A Fe + dung dịch HCl
B Cu + dung dịch FeCl3
C Cu + dung dịch FeCl2
D Fe + dung dịch FeCl3
- Câu 3 : Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A nước Br2.
B dung dịch NaOH.
C dung dịch HCl.
D dung dịch NaCl.
- Câu 4 : Tã lót trẻ em sau khi giặt thường vẫn còn sót lại một lượng nhỏ amoniac, dễ làm cho trẻ bị viêm da, thậm chí mẩn ngứa, tấy đỏ. Để khử sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt ?
A Phèn chua
B Giấm ăn
C Muối ăn
D Gừng tươi
- Câu 5 : Cr(OH)3không phản ứng với ?
A Dung dịch NH3
B Dung dịch H2SO4 loãng
C Dung dịch brom trong NaOH
D Dung dịch KOH dư.
- Câu 6 : Glyxin không phản ứng được với chất nào dưới đây ?
A Cu
B HCl
C KOH
D Na2CO3
- Câu 7 : Kim loại nào sau đây có nhiệt độ sôi nóng chảy cao nhất trong các kim loại ?
A Sắt
B Vonfram
C Kẽm
D Đồng
- Câu 8 : Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và AlCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là
A Fe2O3.
B Fe2O3 và Al2O3.
C Al2O3.
D FeO.
- Câu 9 : Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (f) Điện phân nóng chảy Al2O3Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là
A 4
B 2
C 3
D 5
- Câu 10 : Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là
A 0,20M.
B 0,01M.
C 0,10M.
D 0,02M.
- Câu 11 : Xà phòng hóa hoàn toàn 14,25 gam este đơn chức, mạch hở với 67,2 gam dung dịch KOH 25%, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được phần rắn X và 57,9 gam chất lỏng Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 32,76 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối trong rắn X là
A 48,8%
B 49,9%
C 54,2%
D 58,4%
- Câu 12 : Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhan hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây
A NaCl.
B FeCl3.
C H2SO4.
D Cu(NO3)2.
- Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit kim loại
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 14 : Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin. (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng (d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 15 : Dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol HCl. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
A 3,36 gam.
B 5,60 gam.
C 2,80 gam.
D 2,24 gam.
- Câu 16 : Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/ Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+trong dung dịch là
A Ag, Fe3+.
B Zn, Ag+.
C Ag, Cu2+.
D Zn, Cu2+.
- Câu 17 : Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A Ca.
B Na.
C Ag.
D Fe.
- Câu 18 : Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều tạo ra sản phẩm là kết tủa
A fructozơ, anđehit axetic, amilopectin, xenlulozơ.
B đivinyl, glucozơ, metyl fomat, amilozơ.
C glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.
D vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axetanđehit.
- Câu 19 : Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng
A Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
B Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.
C Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
D Phân tử chất Z có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
- Câu 20 : Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
A 30,8 gam.
B 33.6 gam.
C 32,2 gam.
D 35,0 gam.
- Câu 21 : Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-).
A 4,48 gam.
B 5,60 gam.
C 3,36 gam.
D 2,24 gam. `
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein