Đề thi hết học kỳ II vật lý 11 trường THPT số 3 -...
- Câu 1 : Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt \(100\,\,cm\). Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết
A \(1dp\)
B \(-2dp\)
C \(-1dp\)
D \(2dp\)
- Câu 2 : Một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp. Tiêu cự của thấu kính là
A f = - 0,5m
B f = 0,5m
C f = 2m
D f = -2m
- Câu 3 : Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật đặt trước thấu kính luôn cho
A ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
B ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
C ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
D ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
- Câu 4 : Kính hiển vi dùng để quan sát các vật có kích thước
A nhỏ
B rất nhỏ
C lớn
D rất lớn
- Câu 5 : Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức
A G∞ = Đ/f
B G∞ = k1
C \({{G}_{\infty }}=\frac{{{f}_{1}}}{{{f}_{2}}}\)
D G∞ = k
- Câu 6 : Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự \({f_1} = 120cm\) và thị kính có tiêu cự \({f_2} = 5cm\). Khoảng cách giữa hai kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là
A 125cm
B 124cm
C 120cm
D 115cm
- Câu 7 : Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì:
A mắt không cần phải điều tiết.
B khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất.
C mắt chỉ điều tiết một phần.
D mắt phải điều tiết tối đa.
- Câu 8 : Em hãy nêu đặc điểm và cách khắc phục tật cận thị?
A Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn bình thường, điểm cực cận gần mắt hơn bình thường, điểm cực viễn ở hữu hạn
Cách khắc phục: đeo kính phân kỳ. Nếu kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính được xác định là f = - OCV
B Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn bình thường, điểm cực cận gần mắt hơn bình thường, điểm cực viễn ở hữu hạn
Cách khắc phục: đeo kính phân kỳ. Nếu kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính được xác định là f = - OCC
C Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn bình thường, điểm cực cận gần mắt hơn bình thường, điểm cực viễn ở hữu hạn
Cách khắc phục: đeo kính hội tụ. Nếu kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính được xác định là f = - OCV
D Mắt cận thị có độ tụ nhỏ hơn bình thường, điểm cực cận xa mắt hơn bình thường, điểm cực viễn ở hữu hạn
Cách khắc phục: đeo kính phân kỳ. Nếu kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính được xác định là f = - OCV
- Câu 9 : Dòng điện trong một cuộn dây tự cảm tăng đều từ 2A đến 10A trong khoảng thời gian \(\Delta t = 0,05\,\,s\). Độ tự cảm L = 0,2Ha) Tính độ biến thiên từ thông qua cuộn dây?b) Tính độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn dây trong thời gian trên?
A a) 1,2Wb; b) 30V
B a) 1,6Wb; b) 32V
C a) 1,2Wb; b) 32V
D a) 1,6Wb; b) 36V
- Câu 10 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, vật thật AB cao 2cm vuông góc với trục chính tại A, cách thấu kính d = 100cma) Xác định vị trí ảnh, tính chất, độ phóng đại ảnh, chiều cao ảnh. Vẽ ảnh?b) Xác định vị trí của vật và ảnh khi thấu kính trên tạo ảnh ảo cao gấp 2 lần vật?c) Thấu kính cho ảnh thật cách vật 100cm. Xác định vị trí của vật và ảnh?
A a) Ảnh thật, cùng chiều, cách thấu kính3, độ phóng đại – 0,25; ảnh cao 0,5cm
b) vật cách thấu kính 30cm, ảnh cách thấu kính 65cm
c) vật cách thấu kính 25,7cm; ảnh cách thấu kính 72,3cm hoặc ngược lại
B a) Ảnh thật, ngược chiều, cách thấu kính 20cm, độ phóng đại – 0,25; ảnh cao 0,5cm
b) vật cách thấu kính 32cm, ảnh cách thấu kính 62cm
c) vật cách thấu kính 27,7cm; ảnh cách thấu kính 72,3cm hoặc ngược lại
C a) Ảnh thật, ngược chiều, cách thấu kính 25cm, độ phóng đại – 0,25; ảnh cao 0,5cm
b) vật cách thấu kính 30cm, ảnh cách thấu kính 60cm
c) vật cách thấu kính 27,7cm; ảnh cách thấu kính 72,3cm hoặc ngược lại
D a) Ảnh thật, ngược chiều, cách thấu kính 27cm, độ phóng đại – 0,2; ảnh cao 0,5cm
b) vật cách thấu kính 32cm, ảnh cách thấu kính 60cm
c) vật cách thấu kính 27,7cm; ảnh cách thấu kính 72,3cm hoặc ngược lại
- Câu 11 : Một người cận thị có cực cận cách mắt \(12,5\,\,cm\) và cực viễn cách mắt \(50\,\,cm\). Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự \(5\,\,cm\). Mắt đặt sát sau kínha) Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?b) Tính số bội giác của ảnh trong các trường hợp người này ngắm chừng ở điểm cực cận?
A a) Đặt vật cách kính \(2,5\,\,cm\) đến \(3,5\,\,cm\)
b) \({G_{C}} = 3,47\) và \({G_C} = 2,22\)
B a) Đặt vật cách kính \(2,5\,\,cm\) đến \(3,5\,\,cm\)
b) \({G_{C}} = 3,5\) và \({G_C} = 2,22\)
C a) Đặt vật cách kính \(2,5\,\,cm\) đến \(4,5\,\,cm\)
b) \({G_{C}} = 3,47\) và \({G_C} = 2,5\)
D a) Đặt vật cách kính \(3,6\,\,cm\) đến \(4,5\,\,cm\)
b) \({G_{C}} = 3,47\) và \({G_C} = 2,22\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp