Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Nam P...
- Câu 1 : Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là :
A Vôi sống.
B Lưu huỳnh.
C Cát.
D Muối ăn.
- Câu 2 : Trung hoà 150 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 0,5M bằng 450 ml dung dịch CH3COOH a M. Giá trị của a là
A 0,5 M.
B 1 M.
C 0,75 M.
D 1,5 M.
- Câu 3 : Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
A 23,0 gam.
B 18,9 gam.
C 20,8 gam
D 25,2 gam.
- Câu 4 : Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A Cu + dung dịch FeCl3.
B Fe + dung dịch FeCl3.
C Fe + dung dịch HCl.
D Cu + dung dịch FeCl2.
- Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là
A 3,36.
B 2,24.
C 1,12.
D 4,48.
- Câu 6 : Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric... gây ra vi chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta dùng dung dịch nào để làm giảm vị chua của quả sấu:
A Nước vôi trong.
B Dung dịch muối ăn.
C Phèn chua.
D Giấm ăn.
- Câu 7 : Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.
A 6,72 lit.
B 2,24 lit.
C 4,48 lit.
D 67,2 lit.
- Câu 8 : Nhận xét nào sau đây không đúng:
A Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thuỷ phân được
B Cacbohiđrat cung cấp năng lượng cho cơ thể người
C Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thuỷ phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit
D Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là : Cn(H2O)m
- Câu 9 : Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,15 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 16,725 gam muối. Tên gọi của X là
A Phenylalanin.
B Valin.
C Alanin.
D Glyxin.
- Câu 10 : Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CH(OH)-CH2OH (T).Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A X, Y, R, T.
B X, Z, T.
C Z, R, T.
D X, Y, Z,
- Câu 11 : Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:
A Triolein
B Tristearin
C Tripanmitin
D Stearic.
- Câu 12 : Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:
A Na.
B K.
C Li.
D Rb.
- Câu 13 : Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A CH3COONa và CH3OH
B CH3COONa và C2H5OH.
C HCOONa và C2H5OH.
D C2H5COONa và CH3OH.
- Câu 14 : Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A Natri hiđroxit.
B Amoniac.
C Natri axetat.
D Anilin
- Câu 15 : Cho các phản ứng sau4HCl + MnO2 -> MnCl2 + Cl2 + 2H2O.HCl + NH4HCO3 -> NH4Cl + CO2 + H2O.2HCl + Zn -> ZnCl2 + H2..6HCl + KClO3 -> KCl + 3Cl2 + 3H2O.6HCl + 2Al -> 2AlCl3 + 3H2.Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 16 : Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ? C2H5OH HCOOH CH3COOH
A 118,2oC 100,5oC 78,3oC
B 100,5oC 78,3oC 118,2oC
C 78,3oC 100,5oC 118,2oC
D 118,2oC 78,3oC 100,5oC
- Câu 17 : Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3 .Số chất lưỡng tính trong dãy là
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 18 : Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 19 : Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện?
A 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2
B 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
C 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2
D Ag2O + CO → 2Ag + CO2.
- Câu 20 : Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A Fe(OH)2, FeO.
B Fe(NO3)2, FeCl3.
C Fe2O3, Fe2(SO4)3.
D FeO, Fe2O3
- Câu 21 : Tri peptit là hợp chất
A Có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
B Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D Mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
- Câu 22 : Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào H2O thu được dung dịch Y. Sục khí CO2 vào dung dịch Y, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:Giá trị của x là:
A 0,025
B 0,050
C 0,020
D 0,040
- Câu 23 : Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg ( tỉ lệ mol 1:1 ) tan hết trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đkc) khí Y gồm N2O va H2 Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Tim m.
A 123,4
B 240,1
C 132,4
D Đáp án khác
- Câu 24 : Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, cường độ dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dung dịch NaOH trước điện phân là (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể)
A 5,08%.
B 6,00%.
C 5,50%.
D 3,16%.
- Câu 25 : Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 KJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành. 6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + 6O2 H= 2813 kJTrong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với 1 ngày nắng (từ 6h đến 17 h), diện tích lá xanh là 1 m2 thì lượng gluczơ tổng hợp được là:
A 88,26 gam
B 21557 gam
C 248 292 gam
D 882,6 gam
- Câu 26 : Đốt cháy 19,2 gam Mg trong oxi một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X cần dùng V lít dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,75M thu được dung dịch chứa (3m + 20,8) gam muối. Mặt khác cũng hòa tan hết m gam rắn X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 có tỉ khối so với He bằng 9. Số mol HNO3 phản ứng là:
A 1,88
B 1,82
C 1,98
D 1,78
- Câu 27 : Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
B no, đơn chức.
C không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.
D no, hai chức.
- Câu 28 : Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Phần trăm khối lượng peptit Y trong E gần với :
A 91,0%
B 82,5%
C 82,0%
D 81,5%.
- Câu 29 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.(e) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua(g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 30 : Cho phản ứng Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O. Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = x : ySố phân tử HNO3 bị khử khi tham gia phản ứng là:
A (x + 3y)
B (3x + 6y)
C (12x + 30y).
D (x + 2y)
- Câu 31 : Hòa tan hết hỗn hợp X chứa 11,2 gam Fe và 23,2 gam Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và 2,688 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m:
A 176,45.
B 198,92.
C 134,56.
D 172,45.
- Câu 32 : Hỗn hợp M gồm một ancol no, đơn chức X và một axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của 2 chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O.Mặc khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là :
A 34,20.
B 27,36.
C 22,80.
D 18,24.
- Câu 33 : Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol ( số mol axit axetic = số mol metacrylic) bằng O2 dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại thu được kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn có khối lượng?
A 14,44.
B 18,68.
C 19,04.
D 13,32.
- Câu 34 : Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa một chức axit và một chức amin. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. để đốt cháy hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A 1,37 gam
B 8,57 gam
C 8,75 gam
D 0,97 gam
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein