Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 lần 2 - Trường...
- Câu 1 : Trong dung dịch CH3COOH 0,1M (X), tồn tại cân bằng CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+ .Tiến hành các thí nghiệm sau:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 2 : Cho các phát biểu sau:
(1) Fe thuộc ô 26 trong bảng tuần hoàn, CHe của Fe2+ là [Ar]3d6
(2) Nguyên tố R tạo ra hợp chất khí với H là RH3 thì oxit có hóa trị cao nhất của nó là RO3.
(3) Đi từ trên xuống dưới trong nhóm IIA, tính kim loại tăng dần.
(4) Có 5 yếu tố có thể ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng giống như tốc độ phản ứng.
(5) Chất gây ra nguyên nhân tẩy màu, sát khuẩn trong nước clo là HClO.
Số phát biểu đúng làA. 1
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 3 : Phân tử khối của tristearin là
A. 884
B. 890
C. 860
D. 790
- Câu 4 : Khi để giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2 ngoài không khí ở một khu dân cư nhận thấy giấy chuyển sang màu đen chứng tỏ môi trường khí có chất khí X. Số chất điện li yếu trong các chất sau: X, NaOH, HCl, Mg(OH)2, NaCl, CaCO3 là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 5 : Theo những kết qủa nghiên cứu khoa học vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển ion sắt từ huyết tương protein transferring vào organ protein ferritin và được chứa trong tủy sống, tỳ, và gan. Thiếu vitamin C sẽ làm gián đoạn hệ thống vận chuyển ion sắt vào những cơ quan này, từ đó sinh ra hiện tượng thiếu chất sắt trong cơ thể. Biết vitamin C có công thức
A. C6H10O6 và 3
B. C8H10O6 và 2
C. C6H6O6 và 2
D. C6H8O6 và 3
- Câu 6 : Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau- Tính oxi hóa rất mạnh
A. Cr2O3
B. CrO3
C. Mn2O7
D. SO3
- Câu 7 : Cho hình ảnh
A. CaSO4
B. CaSO4.H2O
C. CaSO4.2H2O
D. CaSO4.5H2O
- Câu 8 : Trong các kim loại sau, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Na
B. Mg
C. Al
D. Fe
- Câu 9 : Kim loại nào sau đây là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong tất cả các kim loại?
A. Natri.
B. Thủy ngân.
C. Liti.
D. Xesi.
- Câu 10 : Cho m gam hợp kim Cu- Fe (Cu chiếm 70% về khối lượng) vào 700 gam dung dịch HNO3 6,3% đến khi kết phản ứng nhận thấy khối lượng chất rắn giảm đi 25% thu được dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Giá trị của m là
A. 44,8
B. 33,6.
C. 40,5
D. 50,4
- Câu 11 : Kim loại Y có cấu hình [Ne]3s2. Y là
A. Na
B. Be
C. Ca
D. Mg
- Câu 12 : Polime X có phân tử khối là 280.000 và hệ số trùng hợp n =10.000. X là
A. Teflon
B. Polipropilen
C. PE
D. PVC
- Câu 13 : Cho m gam hỗn hợp gồm kim loại K và Al2O3 tan hết vào H2O thu được dung dịch X và 5,6 lít khí (ở đktc). Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi phản ứng kết thúc thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,95.
B. 34,8.
C. 29,7.
D. 39,9.
- Câu 14 : Hỗn hợp X gồm 3 kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước thu được dung dịch loãng Y chứa 4 cation có khối lượng tăng lên 1,74 gam so với nước ban đầu. Dung dịch Z gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M. Trung hòa 1/2Y bằng Z tạo ra m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,896
B. 2,328
C. 1,395
D. 2,23
- Câu 15 : Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm: axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) và lysin ((H2N)2C5H9COOH) vào 100 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 4M. Số mol Lysin trong X là
A. 0,125
B. 0,05
C. 0,10
D. 0,025
- Câu 16 : Đốt cháy a gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn X gồm 3 oxit. Hòa tan toàn bộ X cần vừa đủ 200 ml HCl 4M. Vậy a có giá trị là
A. 28,1 gam
B. 24,9 gam
C. 21,7 gam
D. 31,3 gam
- Câu 17 : Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O . Sau khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản, số phân tử HCl bị oxi hóa là
A. 6
B. 3
C. 8
D. 4
- Câu 18 : Cho m gam một triglixerit X vào một lượng vừa đủ 24 gam dung dịch NaOH 10%, đun nóng thu được 17,2 gam xà phòng. %mO trong X là
A. 5,77%
B. 11,54%
C. 5,594%
D. 11,19%
- Câu 19 : Thủy phân m gam Saccarozơ một thời gian thấy còn lại 55% saccarozơ (so với ban đầu) trong dung dịch và thu được sản phẩm X. Lấy toàn bộ X cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 31,32 gam Ag. Giá trị của m là
A. 24,795 gam.
B. 90,164 gam
C. 55,1 gam
D. 45,08 gam
- Câu 20 : Thực hiện thí nghiệm với 2 dung dịch X, Y bằng cách nhỏ từ từ Y vào X thấy:- Ban đầu xuất hiện kết tủa và tan ngay khi lắc nhẹ.
A. NaOH, AlCl3
B. AlCl3, NaOH
C. Ba(OH)2, Al2(SO4)3
D. Al2(SO4)3, Ba(OH)2
- Câu 21 : Số đipeptit mạch hở khi cho vào dung dịch NaOH dư, đun nóng tạo ra 2 muối của alanin và valin là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 22 : Tính độ dinh dưỡng của phân lân supephotphat kép (trong đó chứa 2% tạp chất trơ không chứa photpho)
A. 60,68%.
B. 55,96%.
C. 59,47% .
D. 61,92%.
- Câu 23 : Nhóm các kim loại đều có thể được điểu chế bằng phương pháp thủy luyện là
A. Mg, Cu.
B. Fe, Au.
C. Cu, Ag.
D. Al, Cr.
- Câu 24 : Cho dãy các kim loại: Al, Cr, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy không thể phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 25 : Hỗn hợp X gồm: axit fomic, etylen glicol, sobitol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là:
A. 2,2
B. 4,4
C. 8,8
D. 6,6
- Câu 26 : Hợp chất X có công thức cấu tạo: HCOOC2H5. Tên gọi của X là
A. metyl axetat
B. etyl axetat
C. Etyl fomat
D. metyl propionat
- Câu 27 : Khi cho lần lượt các chất sau: C, Si, CO, CO2, Al, Na vào nước vôi trong, số chất có hiện tượng tan và tạo khí trong các chất sau là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 28 : Cho từ từ dung dịch HCl 1M đến dư vào 200 ml dung dịch X chứa Na2CO3 và NaHCO3. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị:
A. 3,920 lít.
B. 2,800 lít.
C. 2,128 lít.
D. 1,232 lít
- Câu 29 : Nung hợp kim Na - Ba trong không khí khô sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm: hợp kim Na - Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,76.
B. 10,48.
C. 19,8.
D. 18,3.
- Câu 30 : Điện phân 100 ml dung dịch gồm CuSO4 aM và NaCl 2M (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong thời gian 193 phút. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,50.
B. 0,45.
C. 0,40.
D. 0,60.
- Câu 31 : Cho quì tím vào các dung dịch riêng biệt: H2N[CH2]2CH(NH2)COOH, ClH3N-CH2-COOH, H2N-CH2-COONa, HOOC[CH2]2CH(NH2)-COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)-COONa, ClH3N-CH(CH3)-COOC2H5, (CH3NH3)2CO3, C17H35COONa. Số dung dịch làm quì tím hóa xanh là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 32 : Cho các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dd chứa lượng nhỏ CrCl3.
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dd chứa lượng nhỏ CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dd chứa lượng nhỏ FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dd chứa lượng nhỏ HCl loãng.
- Thí nghiệm 5: Thả một miếng Na bằng hạt đậu vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiêm 6: Đốt thanh sắt trong oxi ở nhiệt độ cao.
- Thí nghiệm 7: Vật bằng gang để trong môi trường không khí ẩm.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
- Câu 33 : Cho các phát biểu sau đây:
(a) Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của anđehit và este tương ứng.
(b) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể tác dụng với axetilen theo phản ứng tráng gương.
(c) Etilen có đặc tính làm trái cây nhanh chín. Nó và phenol, anđehit đều làm mất màu nước brom
(d) Cho neopentan ((CH3)4C) clo hóa với tỉ lệ 1 :1 thu được 2 dẫn xuất monoclo hóa
(e) Trùng hợp metyl metacrylat thu được nhựa teflon.
(f) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa glucozơ tạo kết tủa trắng, ánh kim.
Số phát biểu không đúng làA. 2
B. 4
C. 3
D. 5
- Câu 34 : Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O, chứa các nhóm chức cơ bản trong chương trình phổ thông. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z, trong đó nX = 4(nY + nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là
A. 32,54%.
B. 79,16%.
C. 74,52%.
D. 47,90%.
- Câu 35 : Hòa tan hết 15,84 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dd chứa 1,08 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 149,16 gam các muối trung hòa và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cho dung dịch NaOH đến dư vào Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 11,0%.
B. 13,0%.
C. 12,0%.
D. 20,0%.
- Câu 36 : X, Y là hai peptit mạch hở (MX > MY). Đốt cháy cùng số mol X hoặc Y đều thu được một thể tích CO2 ở cùng điều kiện. Thủy phân hết 29,46 gam hỗn hợp H gồm X (a mol), Y (a mol) trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối A (là hai trong ba muối của glyxin, alanin, valin). Đốt cháy hết A trong oxi (vừa đủ), sau đó lấy toàn bộ sản phẩm cháy cho vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch Q có khối lượng giảm 132,78 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu đồng thời thoát ra 0,21 mol khí. Sục CO2 vào Q lại thu thêm kết tủa. Số trường hợp Y thỏa mãn là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 37 : Cho hỗn hợp M gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (MX < MY) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 20,56 gam M cần 1,26 mol O2, chỉ thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong M là
A. 20%.
B. 80%.
C. 40%.
D. 75%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein