Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THP...
- Câu 1 : Lớp electron ngoài cùng của các kim loại kiềm thổ có dạng chung là gì?
A. ns1(n-1)d1
B. np2
C. ns1
D. ns2
- Câu 2 : Kim loại nào vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Fe
B. Al
C. Cu
D. Ag
- Câu 3 : Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?
A. CuSO4, HCl.
B. HCl, CaCl2.
C. CuSO4, ZnCl2.
D. MgCl2, FeCl3.
- Câu 4 : Tác nhân hóa học nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
A. Các anion :NO; PO43- ; SO42-.
B. Các ion kim loại nặng : Hg2+, Pb2+.
C. Khí O2 sục vào trong nước
D. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
- Câu 5 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ sản phẩm khí thoát ra (khí X) hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Đun nóng dung dịch Z thu được kết tủa Y. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3.
B. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2.
C. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3.
D. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2.
- Câu 6 : Tên gọi của CH3CH2COOCH3 là gì?
A. metyl propionat.
B. propyl axetat.
C. etyl axetat.
D. metyl axetat.
- Câu 7 : Khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm
A. Cu, Fe, Al2O3 và MgO
B. Al, MgO và Cu
C. Cu, Fe, Al và MgO
D. Cu, Al và Mg.
- Câu 8 : Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cr tác dụng với HCl loãng nóng thu được Cr2+.
B. CrO3 tác dụng với NaOH dư thu được dung dịch có màu vàng
C. Crom không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội.
D. Cr2O3, Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính và tan tốt trong dung dịch NaOH loãng.
- Câu 10 : Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, người ta dùng duy nhất dung dịch
A. HCl
B. NaOH
C. Na2SO4
D. HNO3
- Câu 11 : Cho các hợp chất sau:(1) HOCH2-CH2OH (2) HOCH2-CH2-CH2OH
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (3), (4), (6).
D. (1), (3), (4).
- Câu 12 : X là dung dịch chứa a mol HCl. Y là dung dịch chứa b mol Na2CO3. Nhỏ từ từ hết X vào Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ hết Y vào X, sau phản ứng được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1:V2 = 3:4. Tỉ lệ a:b bằng:
A. 5:6.
B. 9:7.
C. 8:5
D. 7:5.
- Câu 13 : Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A. CH3CH2COOH
B. CH2=CHCOOH
C. CH=C-COOH
D. CH3COOH
- Câu 14 : Cho 18,8 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và C2H3COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,6.
B. 17,6
C. 19,4
D. 18,4.
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp E gồm ba este cùng dãy đồng đẳng, cần dùng 3,472 lít O2 (đktc) thu được 2,912 lít khí CO2 (đktc) và 2,34 gam H2O. Mặt khác, để tác dụng với a mol E cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 40
B. 60
C. 80
D. 30
- Câu 16 : Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 9,31 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với
A. 36,10
B. 68,20.
C. 34,10.
D. 18,05
- Câu 17 : Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Ala-Ala và Gly-Gly-Ala. Công thức cấu tạo của X là gì?
A. Ala-Ala-Ala-Gly-Gly.
B. Gly-Gly-Ala-Ala-Gly.
C. Ala-Gly-Gly-Ala-Ala-Ala.
D. Ala-Gly-Gly-Ala-Ala.
- Câu 18 : Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 13,56 gam muối. Giá trị của m là
A. 10,68.
B. 10,45.
C. 9
D. 13,56
- Câu 19 : Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (5).
C. (1), (3) và (5).
D. (3), (4) và (5).
- Câu 20 : Hòa tan hết 4,6g Natri trong 100 ml ddịch HCl 0,5M thu được H2 và ddịch X. Cô cạn dung dịch X được số m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10,2
B. 9,0.
C. 8,5.
D. 11,7.
- Câu 21 : Cho 14 gam hỗn hợp A gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol và phenol trong hỗn hợp lần lượt là
A. 32,85% và 67,15%.
B. 39,00% và 61,00%.
C. 40,53% và 59,47%.
D. 60,24% và 39,76%.
- Câu 22 : Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A, B. Cho 0,05 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Y thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 4,56.
B. 3,40.
C. 5,84.
D. 5,62.
- Câu 23 : Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C3H10O4N2. X pứ với NaOH vừa đủ, đun nóng cho sản phẩm gồm hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc) và một dung dịch chứa m gam muối của một axit hữu cơ. Giá trị m là
A. 13,4.
B. 13,8.
C. 6,7
D. 6,9
- Câu 24 : Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm Al2O3 và Al trong 250,0 ml dung dịch NaOH 1,6M thu được dung dịch B và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 240,0ml hoặc 560,0 ml dung dịch HCl 1,25M vào ddịch B đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng x gam. Giá trị gần nhất của x là
A. 8,4
B. 6,9
C. 9,1
D. 8,0
- Câu 25 : Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và hỗn hợp khí B. Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 13,6%.
B. 11,8%.
C. 10,6%.
D. 20,2%.
- Câu 26 : Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỷ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỷ khối so với H2 bằng 11,5. m gần giá trị nào nhất?
A. 240
B. 255
C. 132
D. 252
- Câu 27 : Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu lục xám. Chất X là
A. FeCl3
B. MgCl2
C. CuCl2
D. CrCl3
- Câu 28 : Cặp chất không phải là đồng phân của nhau là
A. ety amin và đimetyl amin
B. tinh bột và xenlulozo.
C. fructozo và glucozo.
D. axit axetic và metyl fomat
- Câu 29 : Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH
B. BaCl2
C. NaOH
D. Ba(OH)2.
- Câu 30 : Crom (III) oxit có công thức hóa học là gì?
A. Cr(OH)3
B. CrO3
C. K2CrO4
D. Cr2O3
- Câu 31 : Kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halozen là kim loại nào sau đây?
A. Cu
B. Al
C. Ag
D. Na
- Câu 32 : Thành phần chính của đá vôi là gì?
A. BaSO3
B. CaSO4
C. CaCO3
D. Ca(HCO3)2
- Câu 33 : Cho các chất sau: phenyl amoniclorua, ala-gly-val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein