Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 3 (C...
- Câu 1 : Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau:1) 1s22s22p63s2 2) 1s22s22p1 3) 1s22s22p63s23p63d64s2 4) 1s22s22p5 5) 1s22s22p63s23p64s1 6) 1s2Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại?
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 2 : Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về muối NaHCO3 và Na2CO3?
A Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân.
B Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.
D Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH.
- Câu 3 : Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là: OH- + HCO3- → CO32- + H2O?
A 5.
B 4.
C 3.
D 2.
- Câu 4 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A glucozơ, etyl axetat.
B glucozơ, anđehit axetic.
C glucozơ, ancol etylic.
D ancol etylic, anđehit axetic.
- Câu 5 : Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO; Fe3O4; Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là
A 44,8 gam.
B 40,8 gam.
C 4,8 gam.
D 48,0 gam.
- Câu 6 : Đốt 0,2 mol ancol no đơn chức mạch hở thu được 0,4 mol CO2 và x mol H2O. Giá trị của x là:
A 0,6.
B 0,2.
C 0,4.
D 0,13.
- Câu 7 : Một hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử là 26. Đem đốt X chỉ thu được CO2 và H2O. CTPT của X là
A C2H6.
B C2H4.
C C2H2.
D CH2O.
- Câu 8 : Cho các chất: CH3COOH, CH3CHO, HCHO, C2H5OH, HCOOCH3, HCOOH, C2H2, HOOC-COOH có bao nhiêu chất có phản ứng tráng gương?
A
2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 9 : Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A 16,6.
B 18,85.
C 17,25.
D 16,9.
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol O2, thu được a mol H2O. Mặc khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A
8,2.
B 6,8.
C 8,4.
D 9,8.
- Câu 11 : Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít (đktc) khí SO2 duy nhất. Giá trị m là
A 9,68 gam.
B 15,84 gam.
C 20,32 gam.
D 22,4 gam.
- Câu 12 : Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt phản ứng với các chất: Cu, Ag, dung dịch KMnO4, Na2CO3, AgNO3, KNO3, KI, Na2S, NaOH. Số chất phản ứng với X là
A 6.
B 7.
C 8.
D 9.
- Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam một hợp chất hữu cơ X rồi cho toàn bộ sản phầm cháy hấp thụ vào dung dịch NaOH thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 12,4 gam thu được hai muối có tổng khối lượng là 19 gam và hai muối này có tỉ lệ mol là 1:1. Xác định dãy đồng đẳng của X.
A Ankan.
B Ankin.
C Xicloankan.
D Anken hoặc xicloankan.
- Câu 14 : Cho các phát biểu sau: (a) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (b) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo. (d) Saccarozơ bị hoá đen trong H2SO4 đặc. (e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.Trong các phát biêu trên, số phát biểu đúng là:
A 3.
B 2.
C 4.
D 5.
- Câu 15 : Hỗn hợp T gồm 1 este, 1 axit, 1 ancol (đều no đơn chức mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 11,16 gam T bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,18 mol NaOH thu được 5,76 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân thu được một muối duy nhất, đem muối khan thu được đó đốt cháy hoàn toàn thu được 0,09 mol CO2. Phần trăm số mol ancol trong T là
A 5,75%.
B 17,98%.
C 10,00%.
D 32,00%.
- Câu 16 : Cho 20,28 gam hỗn hợp X gồm anđehit hai chức Y và chất hữu cơ no, đơn chức Z (chứa C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,78 mol CO2 và 0,66 mol H2O. Mặt khác X tạo tối đa 90,72 gam kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3, sản phẩm của phản ứng có thể tạo khí với dung dịch HCl và NaOH. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có thể là
A 40,83%.
B 59,17%.
C 22,19%.
D 77,81%.
- Câu 17 : Cho một lượng dư Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được Mg dư, dung dịch Y chứa m gam muối và thấy chỉ bay ra 2,24 lít khí NO (đkc). Giá trị của m là
A 61,32.
B 71,28.
C 64,84.
D 65,52.
- Câu 18 : Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 81,55.
B 110,95.
C 115,85.
D 104,20.
- Câu 19 : M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y, và Z có số nguyên từ cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY < MZ); X, Y no, Z không no (có 1 liên kết C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau:- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 được 45,024 lít CO2 (đktc) và 46,44 gam H2O.- Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2.- Đun nóng phần 3 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 18,752g hỗn hợp 6 ete (T). Đốt cháy hoàn toàn T thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.Tính hiệu suất tạo ete của X, Y, Z.
A 50%, 40%, 35%.
B 50%, 60%, 40%.
C 60%, 40%, 35%.
D 60%, 50%, 35%.
- Câu 20 : Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là
A 5,04 gam.
B 5,44 gam.
C 5,80 gam.
D 4,68 gam.
- Câu 21 : Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y đều mạch hở (được cấu tạo từ 1 loại amino axit, tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ mol X : Y = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là
A 116,28.
B 109,5.
C 104,28.
D 110,28.
- Câu 22 : Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị: Tổng giá trị (x + y) bằng
A
136,2.
B
163,2.
C 162,3.
D 132,6.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein