lí thuyết trọng tâm về sự điện li
- Câu 1 : Chất điện li yếu là chất :
A Tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li hết thành các ion.
B Khi tan trong nước chỉ một số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
C Không tan trong nước và các chất không điện li ra các ion.
D Tan trong nước nhưng không điện li ra các ion.
- Câu 2 : Cho các phương trình điện li sau:(1) HCl ⟶ H+ + Cl-(2) CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+(3) H2S ⇄ 2H+ + S2-(4) Ba(OH)2 ⟶ Ba2+ + 2OH-(5) H2CO3 ⇄ H+ + HCO3-Số phương trình điện li của chất điện li yếu là
A (1), (2), (5).
B (2) và (4).
C (3) và (4).
D (2), (3) và (5).
- Câu 3 : Chọn phát biểu đúng về sự điện li
A là sự điện phân các chất thành ion dương và ion âm
B là phản ứng oxi-khử
C là sự phân li các chất điện li thành ion dương và ion âm
D là phản ứng trao đổi ion
- Câu 4 : Chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện:
A Ba(OH)2
B Saccarozơ
C C2H5OH
D C3H5(OH)3
- Câu 5 : Chất nào sau đây là chất không dẫn điện:
A Dung dịch NaOH
B Dung dịch NH4NO3
C Dung dịch C3H5(OH)3
D Dung dịch HClO4
- Câu 6 : Cho các nhận định sau:(a) Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch. (b) Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước. (c) Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc tại trạng thái nóng chảy. (d) Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.Số nhận định đúng là:
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 7 : Nhóm chất nào sau đây gồm các chất điện li mạnh:
A HCl, H2S, BaSO4, NaOH.
B NaCl, HCl, NaOH, NH4Cl.
C CH3COOH, NaOH, AgCl, NaCl.
D Ca(OH)2, BaSO4, AgCl, HCl.
- Câu 8 : Dãy gồm tất cả các chất điện li mạnh là:
A KNO3, PbS, CaCO3, Na2S, NH4Cl.
B KNO3, HClO4, NaCl, Na2CO3, CuSO4.
C BaSO4, HClO4, Na2S, CH3COONa, NH4Cl
D KOH, HClO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NH3.
- Câu 9 : Dãy gồm các hiđrôxit lưỡng tính là:
A Pb(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2.
B Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2.
C Sn(OH)2, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3.
D Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Pb(OH)2.
- Câu 10 : Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH ?
A Pb(OH)2,CaO, Cu(OH)2.
B Al(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2.
C ZnO, NaOH, Al(OH)3.
D Zn(OH)2, NaHCO3, CuCl2.
- Câu 11 : Trong các muối sau: BaSO4, NaNO3, Na2CO3, K2S, CH3COONa, NH4Cl, ZnS, KI.Các muối tan trong nước tạo ra chất điện li mạnh là:
A BaSO4, NaNO3, KI.
B Na2CO3, CH3COONa, NH4Cl, ZnS.
C BaSO4, NaNO3, Na2CO3, K2S.
D NaNO3, K2S, KI
- Câu 12 : Cho các dung dịch sau đây đều có cùng nồng độ là 0,001M. Hỏi dung dịch nào dẫn điện mạnh nhất?
A HCl
B CH3COOH
C HF
D HClO4
- Câu 13 : Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol: NaCltinh thể (1),Ba(NO3)2 (2), CH3COOH (3), MgSO4 (4). Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ dẫn điện?
A (1), (2), (3), (4)
B (2), (4), (3), (1)
C (2), (3), (1), (4)
D (2), (1), (3), (4)
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein