Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Lịch sử lớp 7

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây như thế nào?

Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây : Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu biết được chủ trương chung của nhà Nguyễn là khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây, xuất phát từ chủ trương đó, trong chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây là ch

Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào ?

Công cuộc khai hoang ờ thời Nguyễn có tác dụng như thế nào. Hãy dựa vào kết quả của công cuộc khai hoang thời Nguyễn ghi ở SGK để nêu lên được tác dụng trong việc mở mang thêm diện tích ruộng đất để sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho dân nghèo, không có ruộng đất sản xuất.

Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn?

CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN SỐNG CỰC KHỔ VÌ: + Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất. + Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. + Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn?

THEO ĐÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THẾ KỈ TRƯỚC, THỦ CÔNG NGHIỆP THỜI NGUYỄN CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THÊM. TÍCH CỰC: Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các x

Hàng trăm cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ như thế nào?

Hàng trăm cuộc nổi dậy đã nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ rối ren, triều đình, quan lại nhà Nguyễn thối nát, bảo thủ, ra sức bóc lột nhân dân. Làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền

Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu được chế độ phong kiến tập quyền là chế độ mọi quyền lực đều tập trung vào tay một cá nhân — ông vua vua làm chủ, có toàn quyền quyết định mọi việc. Sau khi đánh đổ vương triều Tây Sơn. Nguyễn Ánh đã làm nh

Nhận xét trên đây của một người nước ngoài gợi cho em suy nghĩ gì về tài năng của người thợ thủ công nước ta ở đầu thế kỉ XIX?

Nhận xét của người nước ngoài người Mĩ cho ta thấy những người thợ thủ công của nước ta lúc bấy giờ có tay nghề rất thành thạo, với kĩ thuật chính xác, không thua kém gì những người thủ công nước ngoài.

Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX

Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX. Dựa vào SGK để nêu lên tình hình chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, quan lại, cường hào tham nhũng, áp bức, bóc lột nông dân, chính sách tô thuế, phu dịch nặng nề của nhà nước, thiên tai, dịch bệnh... Từ đó rút ra nhận

Ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi?

Nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện mới để phát triển kinh tế đất nước như: Đất nước được thống nhất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: khai thác và huy động được nhân tài vật lực, các nguồn tài nguyên của cả nước... Được kế thừa các thành tựu về kinh tế công thương nghi

Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong

Để trả lời cho câu hỏi tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong, cần thấy được ở nửa đầu thế kỉ XIX, ruộng đất bị bỏ hoang hoá rất nhiều do nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra... nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng, lưu vong.

Tại sao việc đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn

Để trả lời câu hỏi tại sao việc đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn, cần hiểu được các vua quan thời Nguyễn phần lớn không am hiểu tình hình khí hậu, điều kiện tự nhiên ở Đàng Ngoài, không nhận thức được tầm quan trọng của vấn để đê điều, trị thuỷ và thuỷ lợi nên không được quan tâm chú trọng dẫn đến

Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội.

CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương. Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ luật Gia Long. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc

Tóm tắt những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Cần biết được ba cuộc khởi nghĩa lớn bây giờ là khởi nghĩa Phan Bá Vành, khởi nghĩa Nông Văn Vân, khởi nghĩa Lê Văn Khôi. Dựa vào lược đồ H.65 và nội dung SGK cần nêu được những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa này như mục tiêu đấu tranh

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Lịch sử lớp 7 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!