Bài 26 Cảm ứng ở động vật - Sinh lớp 11

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 26 Cảm ứng ở động vật được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài 1 trang 110 SGK Sinh học 11

 Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.  Ví dụ: trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxi, thủy tức co mình lại khi có vật thể chạm vào nó, giun co mình, tay người chạm vào vật thể nh

Bài 2 trang 110 SGK Sinh học 11

Do hệ thần kinh của động vật có hệ thần kinh dạng lưới có cấu tạo mạng lưới nên khi bị kích thích tại một điểm, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan tỏa nhanh ra khắp toàn bộ cơ thể và toàn bộ cơ thể co lại dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng.

Bài 3 trang 110 SGK Sinh học 11

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích là các giác quan + Bộ phận phân tích và tổng hợp là chuỗi hạch thần kinh + Bộ phận thực hiện là cơ, các nội quan...

Câu 1 trang 110 Sách giáo khoa Sinh học 11

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Ví dụ : Trùng giày bới tới chỗ có nhiều ôxi.             Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

Câu 2 trang 110 Sách giáo khoa Sinh học 11

  Khi kích thích một điểm trên cơ thể xung thần kinh sẽ lan nhanh làm cho động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân . Do co toàn bộ cơ thể dù bị kích thích 1 điểm nên tiêu phí nhiều năng lượng .

Câu 3 trang 110 Sách giáo khoa Sinh học 11

 Cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm : Bộ phận tiếp nhận kích thích là các giác quan . Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin là hạch não . Bộ phận thực hiện là cơ .

Đánh dấu x vào ô □ cho ý trả lời KHÔNG ĐÚNG về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Đáp án không đúng là đáp án C. Gây kích thích tại một điểm những gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn năng lượng là phản ứng trả lời kích thích của cơ thể động vật có hệ thần kinh dạng lưới , không phải dạng chuỗi hạch.

Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào nó. Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?

        Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể để tránh tác nhân kích thích.         Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh điều khiển.

Một bạn lỡ chạm tay phải những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra các tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên.

        Tác nhân kích thích là gai nhọn.         Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ quan đau ở tay.         Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là tủy sống.         Bộ phận thực hiện phản ứng là cơ tay.

Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích?

Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 26 trang 107

Tác nhân kích thích: gai nhọn. Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở tay. Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống. Bộ phận thực hiện phản ứng:cơ tay.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 26 trang 108

Con thủy tức sẽ phản ứng co toàn thân khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó. Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh mạng lưới điều khiển

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 26 trang 109

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ như co một chân khi bị kích thích vì: Các tế bào thần kinh tập trung lại thành các hạch thần kinh. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 26 Cảm ứng ở động vật - Sinh lớp 11 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!