Bài 1. Trao đổi nước ở thực vật - Sinh lớp 11 Nâng cao
Câu 1 trang 11 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Đặc điểm cấu tạo và sinh lí của tế bào lông hút liên quan đến sự hút nước là: Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. Chỉ có một không bào trung tâm lớn. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ.
Câu 2 trang 11 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu, tức là từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao. Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ thể hiện ở 2 hiện tượng: rỉ nhựa và ứ giọt: Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt cây thân thảo đến gần g
Câu 3 trang 11 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng một con đường qua mạch gỗ. Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
Câu 4 trang 11 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Sở dĩ hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi và cây thảo là vì: những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.
Câu 5 trang 11 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Vòng đai Caspari nằm ở tế bào nội bì có vai trò điều chỉnh lượng nước và kiểm tra các chất khoáng hòa tan trong nước trước khi vào mạch gỗ của rễ.
Câu 6 trang 11 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Đáp án: B
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- Bài 2. Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
- Bài 3. Trao đổi khoáng và Nitơ ở thực vật
- Bài 4. Trao đổi khoáng và Nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- Bài 5. Trao đổi khoáng và Nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- Bài 7. Quang hợp
- Bài 8. Quang hợp ở các nhóm thực vật
- Bài 9. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Bài 10. Quang hợp và năng suất cây trồng
- Bài 11. Hô hấp ở thực vật
- Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp