Đăng ký

Viết đoạn văn trình bày luận điểm- soạn văn 8

1,346 từ Văn mẫu

Câu 1: Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gon, rõ

   a) Trước hết cần phải tránh cái lối viết " rau muống" nghĩa là lằng nhằng" trường giang đại hải"(1), làm cho người xem như là " chắt chắt vào rừng xanh"

                                                                                                      ( Hồ Chí Minh, Cách viết)

   b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho các bạn trẻ.

                                                                                                    (Nguyên Tuân)

Có thể viết mỗi câu thành luận điểm như sau:

   a) Trước hết, cần tránh lối viết dài dòng, khó hiểu;

   b) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn viết trẻ.

Câu 2: Đoạn vản sau đây trình bày luận điểm nào và sử dụng các luận cứ nào! Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn vàn.

Đọc đoạn văn của Hoài Thanh viết vể nhà thơ Tế Hanh trong SGK Nv vàn 8 tập hai.

 Đoạn văn trên trình bày luận điểm: " Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm"

Trong đoạn văn có hai luận cứ:

   - Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương;

   - Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật.

Câu 3: Viết các đoan vân ngắn triển khai ý các luận điểm sau:

a) Học phải kểt hợp lfm bài tập mới hiểu bài.

Đoạn văn cần viết: Học phải biết kết hợp làm bài tập mới hiểu bài. Đúng vậy, vì học chủ yếu là đé nắm vững các kiến thức khoa học về một lí thuyết. Ta cần phải làm nhiều, làm tốt các bài tập mới có thể biết cách vận dụng các lí thuyết đó vào việc tính toán, lí giải vấn đề và nhờ đó mà hiểu sâu lí thuyết, nắm vững lí thuyết hơn.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Đoạn văn cần viết: Muốn tiếp thu tốt các bài học, mỗi học sinh, ngoài việc chú tâm nghe các thầy, các cô giảng dạy còn phải tự mình suy nghĩ, tìm hiểu, tìm tòi nghiên cứu về các khía cạnh trong bài học. Chỉ có như thế chúng ta mới thực sự làm chủ được kiến thức, biến các kiến thức trong sách vở, trong bài học thành cái vốn trí tuệ của chính mình. Bởi lê đó, học vẹt, một lôi học máy móc, thụ động, thiếu phát huy phần năng động chủ quan, là lối học không phát huy được năng lực suy nghĩ.

Câu 4: Để làm sáng tỏ luận điềm ‘‘Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu" em sẽ đưa ra các luận cứ nào? Chúng cần dược sắp xếp theo trình tự nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?

    Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu", ta có thể đưa ra các luận cứ sau: 

   - Văn giải thích có mục đích là giúp cho người dọc hiểu được một khái niệm khố hoặc một vấn dề phức tạp;

   - Vì thế nếu viết văn giải thích mà quá ư cầu kì, rắc rối, khó hiểu thì làm cho người đọc chỉ thấy rắc rối thôm, khó hiểu thêm;

   - Nên chọn cách viết giản dị, dễ hiểu. Đó là cách tốt nhất dể người viết đạt được mục đích cùa mình, tức là giúp cho người dọc dề dàng nắm bắt vấn dề.

   Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trên là hợp lí.

 

 

shoppe