Đăng ký

Soạn bài Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội

3,266 từ Soạn bài

ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ 1: Trong bài thơ Một khúc ca xuân (12 1977), Tố Hữu có viết:

                                         Nếu là con chim, chiếc lá

                                 Thì con chim phải hót, chiếc lả phải xanh.

                                        Lẽ nào vay mà không có trả

                                 Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về đoạn thơ trên.

                                                                 TÌM HIỂU ĐỂ

   1. Thể loạỉ: Bình luận một vấn để xã hội nêu ra trong đoạn thơ của Tố Hữu.

   2. Nội dung: Sống phải biết cống hiến, có ý thức trách nhiệm đối với cuộc đờị cho dẫu là "con chim", "chiếc lá".

   3. Tư liệu: Thực tế cuộc sống.

                                                                       DÀN Ý

   1. Mở bài

   Hưởng thụ và cống hiến là hai quan niệm sống, hai thái độ xử thế, hal vấn đề được mọi người quan tâm đến nhất trong xã hội hiện nay - một xã hội đang từng bước chuyển mình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hộl trong những bước đầu còn nhlều khó khăn phức tạp. Trong tình hình ấy, ta cần phái chọn cách sống nào trong hai lối sống vừa nói. Nỗi băn khoăn này của chúng ta đã được nhà thơ Tố Hữu giải đáp trong bài Một khúc ca xuân (12 - 1927).

- Dẫn đoạn thơ.

   2. Thân bài

   a) Giải thích ý nghĩa của đoạn thơ

   Nếu là: Cách nói giả định.

   Con chim, chiếc lá: Những sinh linh bé nhỏ trong cõi đờl. Tuy nhò bé như con chim, chiếc lá, nhưng một khi đã hiện diện trên dời, thì vẫn có trách nhiệm với đời, nghĩa là: "con chim phài hót, chlêc lá phải xanh".

   Từ đó, suy ra con người cũng vậy một khi đã sống đã "vay" nhiều cùa xã hội thì phải biết "trả". "Lẽ nào vay mà không có trả" là như vậy. Biết trả nợ xã hội đó là trách nhiệm của con người ở đời "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Đúng là con người sổng trong xã hội đâu phải là chì biết hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến.

   b) Khẳng định quan niệm sống trong đoạn thơ của Tố Hữu là hoàn toàn xác đáng

  • Quan niệm sống phải biết cống hiến của nhà thơ thể hiện một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại Bác Hồ hiện nay.
  • Là một thành viên sống trong cộng đồng xã hội, mỗi con người đều phải hòa đồng với nhau, sống phải có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xă hội, ai cũng vậy, phải ra sức trả món nợ ấy cho xã hội;
  • Để trang trải được món nợ đã vay ấy cùa xã hội, chúng ta phải biết cống hiến hết sức lực của mình cho đời, cho người.
  • Nếu mọi người đều như vậy, đất nước ta nhất định sẽ tiến lên văn minh, công bằng và giàu mạnh; xã hộl nhất định sẽ tốt đẹp.

   c) Bàn luận mở rộng

  • Phê phán; Những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi chỉ biết "vay" mà không biết “trả”, sống ở đời mà thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời. Những kẻ này chỉ cản trở, gây khó khăn cho cả xã hộì trên bước đường đl lên mà thôi.
  • Trong tình hình hiện nay, mỗi một con người đều phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng bản thân minh, luôn luôn biết sống vì mọi người, thấy được "sống là cho” đó là điều hạnh phúc.
  • Là học sinh, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến.  

   3. Kết bài

  • Bốn câu thơ của Tố Hữu là một bài học, một lời khuyên sâu xa thấm thía đầy bổ ích đối với tất cả mọi người trong cuộc sống hôm nay.
  • Nhà thơ nêu lên một quan niệm sống cao đẹp mà mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi đểu nên noi theo.
  • Để cho đất nước tiến triển, xã hộl văn minh, tốt đẹp mỗl người trong chúng ta đều cần phải biết sống là cống hiến, "có vay và có trả", ”sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

ĐỀ 2: Bình luận câu nói của D. Di-đơ-rô: "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cải gì vĩ đại nếu mục đích tẩm thường''.

                                                                       TÌM HIỂU ĐẾ

  1. Thể loại: Bình luận một vấn đề xã hội.
  2. Nội dung: Mỗi người cần xác định cho mình một mục đích sống cao đẹp.
  3. Tư liệu: Lấy dẫn chứng từ trong thực tế đời sống thế hệ trẻ hôm nay trong đó có bản thân mình. Cũng có thể liên hệ đối chiếu với các tấm gương trong những thế hệ trước.

                                                                          DÀN BÀI

   1. Mở bài

   Trong xã hội, ai lại chẳng muốn thành đạt trong mọi hành động, công việc và cuộc sống của minh.

   Cái gì tạo nên sự thành đạt? Có thể do rất nhiểu yếu tố. Trong đó có sự ảnh hưởng của mục đích sống, nhà văn nổi tiếng của Pháp D. Đi-đơ-rô đã nhận xét: "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường".

   2. Thân bài

      a) Giải thích ý nghĩa của câu nói:

   - Mục đích là cái mà mình nhắm tới, hướng về, là kết quả mà mình đã xác định được trước khi minh bắt tay vào hành động. Cũng có thể hiểu, mục đích là cái mà ta cần phải nhắm tới, đạt được trong mọi công việc, trong mọi mặt của đời sống.

   - Vì sao làm việc phải có mục đích?

   Khác với con thú chỉ sống và hoạt động với bản năng tự nhiên của mình; con người, trái lại, có trí tuệ dẫn đường soi sáng nên phân biệt được đúng sai, lợi hại khi làm bất cứ việc gì. Lí trí giúp con người biết được là nên hay không nên làm việc đó. Vì vậy con người làm việc hay hành động phải có mục đích rõ ràng. Hành động không có mục đích sẽ khó thành đạt, nói một cách khác là dễ bị thất bại.

   Sống không có mục đích, con người sẽ lông bông, vô dụng; cuộc sống của họ không còn có ý nghĩa và thường bị thất bại trong mọi hành dộng, việc làm.

   - Cần hướng tới mục đích nào?

Có nhiểu loại mục đích: lớn, nhỏ, cao cả, tầm thường, vị tha, vị kỉ... Chúng ta có ý chí nên hướng tới một mục đích sống cao cả.

   b) Bình luận câu nội của D. Đi-đơ-rô là hoàn toàn đúng:

  • Phải sống có mục đích cao cả, chúng ta mới có động tực thúc đẩy mình không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống tạo nhiều thành quả, tiến đến biến ước mơ thành hiện thực.
  • Phải sống có mục đích cao cả, chúng ta mới là những con người hữu dụng đối với xã hội, gia đình và bản thân. Có mục đích sống lí tưởng sống cao đẹp, chúng ta rèn thêm ý chí và nghị lực quyết tâm vươn tới thành đạt để làm nên sự nghiệp to lớn.
  • Có thể dẫn chứng làm sáng tỏ thêm những điểu vừa phân tích bên trên với một số gương thực tế (các nhà bác học, các nhà lãnh tụ).

   c) Nâng cao vả mở rộng vấn đề:

   Sống có mục đích, đặc biệt là có mục đích cao cả là một điều cần thiết cho mọi người trong mọi thời đại bởi vì đúng như lời của nhà văn D. Đi-đơ-rô: "Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường".

   Mục đích tầm thường là ý tưởng nhỏ hẹp có thể không có gi là giá trị, cũng có thể xấu xa.

   Còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta cần xác định cho mình một mục đích sống đúng đắn phù hợp với lí tưởng thời đại để từ đó phấn đấu vươn lên: đầu tiên là phải xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn: chiếm lĩnh kiến thức khoa học, rèn luyện và tu dưỡng bản thân chuẩn bị để mai này phục vụ hữu hiệu cho đất nước, cho dân tộc.

   Phải có mục đích sống đúng đắn, mục đích học tập đúng đắn mới có được động cơ, thái độ học tập tốt; từ đó mới đạt được thành quả trên con đường học tập.   

   3. Kết bài

   Đây thật là một câu danh ngôn đặc sắc, hoàn toàn đúng đắn.

   Với câu nói này, D. Đi-đơ-rô - nhà văn nổi tiếng của Pháp - đã nhắm tới mục đích của mọi công việc, mọi hoạt động của mỗi con người trong xã hội của mọi thế hệ. Đúng là để sống một cuộc đời có ý nghĩa, mỗi người trước hết phải xác định cho mình một mục đích sống đúng đắn. Mục đích sống tốt đẹp, cao cả luôn luôn là một nguồn động viên khích lệ chúng ta phấn đấu vượt lên mọi gian lao thử thách để thu hái thành quả trong cuộc đời để sống đẹp hơn, có ích hơn trong xã hội.

shoppe