Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12
Dàn Bài
1.Mở Bài
- Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn có mặt trên văn đàn khoảng thời gian không dài nhưng Thạch Lam đã để lại một dấu ấn, một phong cách sáng tạo đặc sắc. Các tác phẩm chính của ông: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn: 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn; 1938), Sợi tóc (tập truyện ngắn: 1942), Hà Nội 36 phố phường (bút kí; 1943), Theo dòng (tập tiểu luận, phê bình văn học; 1941).
- Hai đứa trẻ (nằm trong tập Nắng trong vườn) rất tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam. Lấy môi trường một phố huyện nhỏ trong thời gian từ cuối chiều đến dần về đêm. truyện ngắn lần lượt miêu tả những kiếp người nhỏ bé, tàn tạ. Hai đứa trẻ được bố cục thành ba đoạn theo trình thời gian và bức tranh đời sống phố huyện nghèo dần dần được khơi gợi đầy đủ
2. Thân bài
1) Cảnh phố huyện lúc cuối chiều
- Cảnh vật: Thạch Lam cảm nhận âm thanh và sự biến đổi của màu sắc.. Tất cả đều gây ấn tượng về sự tàn lụi, đều dễ gợi nỗi buồn.
- Hình ảnh những con người:
+ Hai chị em Liên, An với cửa hàng tạp hoá bé nhỏ, sơ sài.
+ Cảnh chợ vãn với hình ảnh những đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang lom khom, nhật nhạnh tìm tòi.
+ Cảnh mẹ con chị Tí dọn chõng hàng nước.
+ Hình ảnh bà cụ Thi hơi điên và nghiện rượu đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.
2) Bức tranh phố huyện dần về đêm
- Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối qua ngòi bút gợi cảm của Thạch Lam.
- Xuất hiện thêm hình ảnh những con người.
+ Bác Siêu với gánh phở - thứ quà xa xỉ đối với phần đông người dân phố huyện.
+ Hình ảnh gia đình bác xẩm.
3) Tâm trạng đợi tàu của hai chị em Liên, An
- Tấm lòng cảm thương thâm thía của Thạch Lam đối với những kiếp người nhỏ bé, đang bị vây bọc trong nếp sống quẩn quanh, tù đọng.
3. Kết bài
Sự phát hiện và diễn tả cảm động vẻ đẹp tâm hồn, ước mong đáng thương và đáng trọng ở những đứa trẻ.
Nghệ thuật tả cảnh, khơi gợi mốì giao hoà đồng điệu giữa lòng người với cảnh vật tài tình của ngòi bút Thạch Lam.