Đăng ký

Tổng hợp lý thuyết về giun đũa chính xác nhất

Ở bài viết này Cunghocvui tổng hợp các kiến thức lý thuyết chính xác về giun đũa, mong rằng sau bài viết này các bạn có thể trả lời được các câu hỏi như vòng đời của giun đũa, trứng giun đũa, vòng đời giun đũa, tác hại của giun đũa, triệu chứng bị giun ở người lớn.

Giun đũa

I) Sơ lược về giun đũa

1) Cấu tạo ngoài

giun đũa đực và giun đũa cái

- Chiều dài khoảng 25cm, cơ thể hình sống.

- Giun đực có hình dạng nhỏ, ngắn và có đuôi cong.

- Giun cái thì lại to và dài hơn.

Giun đũa chống lại được dịch tiêu hóa của vật chủ nhờ lớp vỏ cutin ngoài cơ thể.

2) Cấu tạo trong

cấu tạo trong

- Có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển ở thành cơ thể.

- Khoang cơ thể chưa chính thức

  • Ống tiêu hóa gồm miệng, ruột và hậu môn.
  • Tuyến sinh dục dài cuộc khúc.

3) Nơi sống - Di chuyển - Dinh dưỡng - Sinh sản

a) Nơi sống

Giun đũa sống kí sinh ở ruột non người, đặc biệt là ở trẻ em.

b) Di chuyển

- Di chuyển bị hạn chết do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển.

- Cấu tạo cơ thể cong và có thể duỗi nên giúp chui rúc trong môi trường sống kí sinh.

c) Dinh dưỡng

Dinh dưỡng

- Lấy thức ăn từ miệng, di chuyển một chiều theo ống ruột thẳng tới hậu môn.

- Các chất dinh dưỡng được hút vào nhanh và nhiều nhờ hầu phát triển.

d) Sinh sản

cơ quan sinh sản

- Cơ quan sinh dục dạng ống:

  • Con đực có 1 ống
  • Con cái có 2 ống

- Chúng thụ tinh trong, đẻ trứng lẫn vào phần người. Đặc biệt ở con cái đẻ nhiều trứng.

♦ Sơ đồ vòng đời của giun đũa

Vòng đời giun đũa

II) Những điều bạn cần biết về giun đũa

1) Những tác hại của giun đũa

- Gây ra các đơn đau bụng.

- Nhưng với số lượng đủ lớn thì chúng có thể dẫn đến tình trạng nghiệm trọng hơn như tắc ruột, tắc ống mật.

- Bệnh nhân bị nhiễm sẽ thường suy yếu do bị chúng hấp thụ dinh dưỡng thức ăn trong cơ thể con người.

2) Các triệu chứng bị giun ở người lớn

- Theo nghiên cứu khoa học thì nơi đầu tiên trứng giun đũa phát triển thành ấu trùng đi vào là phổi, không phải là ruột non. Tại đây chúng gây ra:

  • Các cơn ho dữ dội
  • Khó thở, tức ngực
  • Sốt cao
  • Bạch cầu ái toan tăng cao hơn 40%
  • Có thể gây ra hội chứng Loeffler, gần giống như viêm phổi.

- Tại ruột non

  • Cơ thể suy nhược vì bị giun đũa hấp thụ các thức ăn.
  • Có những triệu chứng không rõ ràng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Tắc ống mật, đường ruột.
  • Triệu chứng thường gặp: biếng ăn, suy dinh dưỡng, bụng chướng, nặng hơn là co giật.

3) Nguyên nhân

- Nguyên nhân trực tiếp là ăn các loại thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc có chứa trứng giun đũa.

- Nguyên nhân gián tiếp là tiếp xúc bằng tay tại nơi có chứa trứng giun hoặc nguồn nước không sạch, tạo điều kiện để giun đũa đi vào cơ thể.

III) Câu hỏi luyện tập

Câu 1: Hãy cho biết giun đũa là gì? Vẽ sơ đồ vòng đời giun đũa.

Câu 2: Sau khi đẻ, trứng giun đũa lẫn vào đâu? Giữa con đực và con cái thì con nào đẻ nhiều trứng nhất?

Câu 3: Trình bày chi tiết những triệu chứng bị giun ở người lớn, nguyên nhân, cách điều trị.

Câu 4: Trình bày quá trình sinh sản, lấy dinh dưỡng, cách di chuyển, nơi sống và tác hại của giun đũa.

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được, hy vọng bài viết giúp ích được nhiều cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe