Đăng ký

Tổng hợp đề thi vào 10 của các tỉnh, thành phố hay nhất

2,576 từ

ĐỀ 1: KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

Câu 1: Tìm và phân tích các phép tu từ trong câu thơ sau:
“ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
( Hoàng Trung Thông )
Câu 2: ( 3 điểm)
Đọc câu truyện sau và trả lời các câu hỏi:
                                  ĐIỀU ĐẦU TIÊN
Có lần, một sinh viên nói với nhà khoa học Blaise Pascanl:
- Nếu cháu được tài giỏi như chú, cháu sẽ trở thành một người tốt hơn!
Pascanl trả lời:
- Điều đầu tiên là cháu hãy trở thành một người tốt hơn, rồi cháu sẽ được tài giỏi như chú!
( Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010, trang 22 )
a/Nội dung câu truyện trên nói về vấn đề gì?
b/Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề mà câu chuyện đặt ra và quan điểm của 2 người trong câu chuyện trên.
Câu 3:
Trình bày cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà ” trích trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó rút ra bài học cho bản thân về tình phụ tử.

ĐỀ 2: KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
(“Việt Bắc” - Tố Hữu”)
a)            Xác định các từ láy trong đoạn thơ trên.
b)            Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Nêu giá trị biểu cảm.
Câu 2 (3.0 điểm)
Suy nghĩ về câu tục ngữ ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 3 (3.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

ĐỀ 3: KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUẢNG NINH

Câu 1: (2,0 điểm)
Cho dòng thơ sau:
“Vân xem trang trọng khác vời,”
a.      Chép ba dòng thơ tiếp theo và khái quát nội dung của bốn dòng thơ đó bằng một câu văn.
b.      Bốn dòng thơ trên nằm trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai?
c.       Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong những dòng thơ đó là gì?
Câu 2:(3.0 điểm)
-      Có những cuốn sách giáo dục ta lòng tin yêu cuộc sống;
-      Có những cuốn sách giáo dục ta lòng nhân ái vị tha;
-      Có những cuốn sách làm ta cảm động về tĩnh mẫu tử;
-      Có những cuốn sách bồi dưỡng cho ta lòng yêu quê hương đất nước;
Từ các ý đã cho, hãy xác định chủ đề chung và viết một đoạn văn nghị luận từ 10 đến 15 câu, trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân phép nối).
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.

ĐỀ 4: KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HÀ NAM

Câu 1 (2,0 điểm)
Cho các từ ngữ: nói móc, nói ra đầu đũa, nói leo, nói khoác, nói nhăng nói cuội, nói ngọt lọt đến xương.
a.      Hãy chọn những tù ngữ thích hợp điền vào các chỗ trống (...) sau:
+NÓI quá sự thật hoặc không có trong thực tế, để khoe khoang hoặc đùa vui là (...) 
+NÓI chen vào câu chuyện của người bề trên khi không được hỏi đến là (................................... )
+NÓI nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là (....... )
+NÓI nhảm nhí, vu vơ là (....)
b.      Mỗi từ ngữ lựa chọn trong câu trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Kết thúc một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9, có đoạn:
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
a.      Đoạn thơ trên viết trong tác phẩm nào? Của ai?
b.      Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
c.      vầng trăng là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ trên. Em hãy giải thích ý nghĩa hình ảnh đó?
Câu 3: (2,0 điểm)
Một lần em chứng kiến hai bạn học sinh không hề quen biết nhau đang đạp xe trên đường. Chang may hai xe va chạm, hai người cùng ngã. Sau đó họ đứng dậy, vừa hỏi thăm nhau, vừa nói lời xin lỗi, gật đầu chào rồi lên xe đi tiếp.
hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu (trong đó có sử dụng thành phần phụ chú) nêu cảm nhận của em về cách ứng xử của hai bạn học sinh trên. Gạch dưới thành phần phụ chú.
Câu 4: (4,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

ĐỀ 5: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUẢNG NGÃI

Câu 1: (2 điểm)
Trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà ”, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Đó là tình huống nào?
Câu 2: (3 điểm)
a.      Câu ca dao khuyên chúng ta thực hiện tốt phương châm hội thoại nào khi giao tiếp?
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
b.       Xác định thành phần phụ chú trong câu:
Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga ... và Người đã làm nhiều nghề.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
c.       Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 8 câu, trong đó có chứa thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú).
Câu 3: (5 điểm)
Phân tích bài thơ “Sang thu ” của Hữu Thỉnh.

ĐỀ 6: KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 TÂY NINH

Câu 1: ( 1 điểm)
Tìm những từ láy trong đoạn trích sau:
Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khỉ giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bản, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bổn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đỉ rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cải ngực bé nhỏ của tôi.
(Duy Khán, Bà nội (trích), Ngữ văn 9, Tập 1) 
Câu 2: (2.5 điểm)
Trong bài viết Thời gian là vàng (Ngữ văn 9, Tập 2), tác giả Phương Liên viết: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng...”. Nhung có đoạn tác giả viết: “... Thời gian là tri thức...” Theo em, viết như vậy có mâu thuẫn không? Hãy viết một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày ý kiến của mình.
Câu 3: (1.5 điểm)
Từ “xuân” trong trường hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ? Nói rõ ý nghĩa của việc sử dụng.
a) Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b)       “Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. ” (Hồ Chí Minh, Di chúc)
Câu 4: (5 điểm) Chính Hữu đã viết đoạn kết bài thơ Đồng Chí:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo
Cảm nhận của em về những câu thơ trên.

Xem thêm >>> Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018

Trên đây là bài viết tổng hợp 6 đề thi hay nhất vào 10 mà Cunghocvui sưu tầm được, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe