Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non Cốm
Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non Cốm
Cốm vốn được biết như một món ăn truyền thống của con người Việt Nam, nó mang theo dư vị của đồng cỏ xanh cũng như những khó nhọc của người làm Cốm. Hình ảnh đó đã được Thạch Lam đưa vào trong văn chương. Để hiểu rõ hơn về điều đó mời các bạn cùng theo dõi nội dung tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non Cốm!
I. Tóm tắt Một thứ quà của lúa non Cốm
Đối tượng của bài tùy bút này nói về sản phẩm cốm làng Vòng ở Hà Nội. Một đặc sản, một món quà có ý nghĩa khi Hà Nội vào thu. Tác giả đã sử dụng thể tùy bút. Cho nên trong bài có những đoạn miêu tả, kể, nhận xét, bình luận. Nhưng nổi bật nhất vẫn là yếu tố trữ tình, bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả. Cảm xúc thấm sâu vào mọi chi tiết vào sự nhận xét và bình luận.
Đoạn 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền rồng”): Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người.
Đoạn 2 (từ “Cốm là thứ quà” đến “nhũn nhặn”): Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm; thức dâng đặc biệt thanh khiết của đất và trời và trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn với phong tục sêu tết của dân tộc Việt Nam.
Đoạn 3 (còn lại): Cách chúng ta thưởng thức hương vị của cốm. Cho thấy ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên trời đất. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.
II. Ý nghĩa bài Một thứ quà của lúa non Cốm
Tác giả mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết về Cốm.
Cách vào bài như vậy là rất tự nhiên, gợi cảm, biểu hiện sự tinh tế và thiên về cảm giác của tác giả giống như một thứ thơ văn xuôi vậy. Màu sắc: Việc so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già làm cho hai sản vật trở nên cao quý. Hương vị: Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác này nâng đỡ cho nhau. Nhân đây, tác giả phê phán thói chuộng ngoại của những kẻ giàu có vô học không biết trân trọng những sản vật cao quý kín đáo và nhũn nhặn của truyền thống dân tộc.
Tác giả đưa ra lời đề nghị với những người mua cốm phải nhẹ nhàng, trân trọng với thứ sản vật, thức quà quý này. Qua câu văn ta thấy tác giả rất am hiểu cái món “Thức quà riêng của đất nước”, rất trân trọng cái giá trị tinh thần kết tinh trong cốm. Đây là cái nhìn từ nền văn hóa ẩm thực cho nên nó mang nặng tấm lòng với quê hương xứ sở.
Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích bạn trong việc đọc hiểu tác phẩm!